Thứ tư, 17/04/2024 06:37 (GMT+7)

Hiệp hội vận tải HN cần giải trình thiệt hại khi kiến nghị giải cứu

Huyền Tâm -  Thứ tư, 12/02/2020 09:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước những kiến nghị của Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội do dịch corona gây ra, phía lãnh đạo Bộ GTVT yêu cần có những giải trình thiệt hại trước khi kiến nghị các bộ ngành giải cứu!

Trước những diễn biến phức tạp của tâm dịch do chủng mới virus corona gây ra, ngày 06/2/2020 Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội, ông Bùi Sinh Quyền đã có đơn kiến nghị đến Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan với mong muốn cáclãnh đạo các cơ quan nhà nước đưa ra giải pháp giải cứu ngành vận tải.

Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội kiến nghị với lãnh đạo các cơ quan nhà nước một số đề xuất để nhà nước hỗ trợ ngành vận tải vượt qua khó khăn trước mắt. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội đã kiến nghị với lãnh đạo các cơ quan nhà nước một số đề xuất để nhà nước hỗ trợ ngành vận tải vượt qua khó khăn trước mắtnhư:giảm phí BOT từ 3% - 5% đối với các phương tiện chở hàng từ 5 tấn trở lên và các phương tiện chở khách từ 16 chỗ trở lên để tiết giảm chi phí vận tải; Bộ GTVT quyết tâm cắt giảm thủ tục hành chính để giảm chi phí lao động cho các doanh nghiệp. 

Ngay sau khi nhận được đơn kiến nghị của Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã trao đổi với một vị đại diện Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về ý kiếngiảm phí BOT từ 3% - 5%; cắt giảm thủ tục hành chính để giảm chi phí lao động cho các doanh nghiệp. 

Ông Uông Việt Dũng -Phó Chánh Văn phòng phụ trách truyền thông của Bộ GTVT cho biết:“Về đơn kiến nghị hay chỉ thị, đến nay phía Bộ GTVT vẫn chưa nhận được. Còn nếu yêu cầu cắt giảm thì phải có công văn giải trình con số thiệt hại, chứ không thể nêu chung chung và bên cạnh đó, muốn cắt giảm phải có chỉ đạo, họp bộ ngành.

Bộ GTVT luôn tuân thủ quy định pháp luật, nhưng trong trường hợp này không có quyền quyết định, phải có ý kiến của Quốc Hội, khi nào có văn bản từ văn phòng Chính phủ chỉ đạo mới có ý kiến cụ thể về vấn đề này.”

Ông Uông Việt Dũng - Phó Chánh Văn phòng phụ trách truyền thông của Bộ GTVT.

Trước đề xuấtGiảm phí BOT từ 3% - 5% đối với các phương tiện chở hàng từ 5 tấn trở lên và các phương tiện chỏ khách từ 16 chỗ trở lên để tiết giảm chi phí vận tải, ôngUông Việt Dũng bày tỏ quan điểm: “Nếu cắt giảm % BOT, thì đây là quyền từ nhà đầu tư, Bộ GTVT cũng chỉ quy định được mức phí mà phía nhà đầu tư được thu.

Trong trường hợp đơn kiến nghị được thông qua, cần phải có văn bản từ Thủ tướng Chính phủ tới các doanh nghiệp về việc chung tay chia sẻ do nạn dịch Corona gây ra.

Bộ cũng không thể ép buộc được các nhà đầu tư BOT và nếu giảm % phí BOT phải theo luật và sự thỏa thuận với nhà đầu tư BOT”.

Trao đổi nhanh với phóng viên, ôngVũ Ngọc Oánh, Phó tổng Giám đốc công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết:“Hiện tại đơn vị chưa nhận được công văn nào, nếu có thì cũng chấp thuận, cùng chung tay trong đợt dịch corona này. Còn có tăng hay giảm cũng là 1 quá trình chờ phê duyệt của HĐQT”. 

Bên cạnh đó, Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội cũng đề xuấtBộ GTVT quyết tâm cắt giảm thủ tục hành chính để giảm chi phí lao động cho các doanh nghiệp.

Về vấn đề này, ông Uông Việt Dũng nói thêm: “Trước giờ Bộ GTVT luôn đứng đầu về cắt giảm thủ tục hành chính, nhưng nếu họ yêu cầu cần giải trình và có sự đối thoại, đầy đủ dẫn chứng từ các cơ quan quản lý.

Trước khi đưa ra đơn kiến nghị, cần phải nêu ra quá trình từ khi dịch xảy ra so với trước đó thì ảnh hưởng của Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội là như thế nào? Thiệt hại về kinh tế ra sao? Chi phí quản lý, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh… cần phải giải trình chi tiết, để Bộ có căn cứ đánh giá xem xét phần kiến nghị từ Hiệp Hội.”

Trong thời điểm tâm dịch do virus corona, Việt Nam không ngoại lệ, mà nền kinh tếtoàn cầu còn dự báo sẽ khốc liệt hơn trận dịch SARS trước đây.

Những khó khăn được nêu của ngành vận tải, các ngành khác cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ do dịch bệnh corona. Trong số các ngành, thì nông sản đang được đánh giá là ngành hàng đầu tiên chịu tác động, cụ thể hiện nay quả thanh long và dưa hấu đang gặp nhiều khó khăn.

Đây là hai mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong số các nông sản xuất Trung Quốc trong dịp Tết và đang bị ứ đọng tại biên giới Việt - Trung do hai bên đều hạn chế giao dịch. 

Trước đó, trong phiên họp thường kỳ của chính phủ ngày 05/02/2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết là do tác động của dịch viêm phổi do virus corona, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 1 năm 2020 có thể giảm 1%.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng dự báo là nếu kinh tế Trung Quốc giảm mạnh do dịch bệnh kéo dài, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam.

Cũng trong cuộc họp báo cùng ngày hôm đó, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, cho biết, "Các kịch bản tính toán cho thấy tác động của dịch bệnh này tới tăng trưởng kinh tế năm nay là rất nghiêm trọng". 

Chưa thể định lượng chính xác, nhưngdịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới corona gây ra đang là mối nguy hại tới nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.Trung Quốc được xem là đối tác thương mại lớn, có chung đường biên giới dài, nên nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp, làm hạn chế đà tăng trưởng, ít nhất là ngay trong quý I này.

Bạn đang đọc bài viết Hiệp hội vận tải HN cần giải trình thiệt hại khi kiến nghị giải cứu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới