Thứ sáu, 19/04/2024 21:19 (GMT+7)

Hình sự hóa lái xe uống rượu bia là cần thiết

Na Vũ -  Thứ sáu, 03/05/2019 20:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ GTVT đang nghiên cứu tăng mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm

Bộ trưởng Bộ GTVT - ông Nguyễn Văn Thể vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-BGTVT về việc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến việc sử dụng rượu, bia khi làm nhiệm vụ, điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Theo đó, số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại lớn về người và tài sản, bắt nguồn từ tình trạng người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia dẫn đến trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép đã gây bức xúc trong xã hội.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị: không được sử dụng rượu, bia, chất có cồn khác trong thời gian làm nhiệm vụ; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là không sử dụng rượu, bia, chất có cồn khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ An toàn giao thông và các đơn vị có liên quan trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nghiên cứu tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông; đặc biệt là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.

Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng Công chức thanh tra giao thông, Thanh tra giao thông của Sở Giao thông vận tải: Tăng cường kiểm tra người điều khiển phương tiện trước khi xuất bến tại các bến xe, đầu nguồn hàng; xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi điều khiển phương tiện. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Liên tiếp các vụ tai nạn nghiêm trọng do tài xế lái xe trong tình trạng say xỉn gây bức xúc dư luận.

Dư luận đồng tình tăng tính răn đe người lái xe trong tình trạng say xỉn

Còn theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng cho rằng đã có rất nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân. Ông Hùng đưa ra dẫn chứng về giai đoạn xây dựng Nghị định 171 sửa đổi, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia có kiến nghị bổ sung chế tài nếu tái phạm vi phạm nồng độ cồn thì có thể tịch thu phương tiện hay một số ý kiến đề xuất phải xử lý hình sự hành vi uống rượu bia đã nhận được rất nhiều ý kiến phản đối.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, ý kiến đề xuất tịch thu phương tiện, xử lý hình sự với hành vi vi phạm nồng độ cồn đang rất được hoan nghênh ủng hộ. Pháp luật về an toàn giao thông nghiêm cấm hành vi uống rượu bia lái xe vì đó là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Tại cuộc tọa đàm “Cách nào ngăn chặn tài xế uống rượu bia gây tai nạn giao thông?” vào sáng nay (ngày 3/5), Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Phó trưởng phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật về An toàn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông-C08 Bộ Công an) cho biết, lực lượng cảnh sát giao thông đã cương quyết xử lý các vi phạm giao thông liên quan đến rượu bia cũng chỉ là phần ngọn, theo Thượng tá Nhật, vấn đề gốc là cần kiểm soát bằng pháp luật. Theo đó, cần một môi trường pháp lý chặt chẽ, có sự ràng buộc rõ ràng để khi người tham gia giao thông nghĩ đến hình phạt, chế tài hành chính, quy định quản lý giấy phép lái xe… là không muốn, không dám vi phạm.

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng cho hay, chế tài xử lý vi phạm trong luật và Nghị định 46 rất mạnh, phạt tiền rất cao, khiến nhiều người e ngại. Mức vi phạm 0,4mg/lít khí thở bị phạt tiền từ 16-18 triệu đồng. Với mức xử lý đó nhiều người đã rất lo ngại.

Tuy nhiên, bà Hiền đặt ra sự băn khoăn khi mức xử phạt đó đã đủ để răn đe hay chưa thì cần nghiên cứu thêm bởi thực tế có rất nhiều đề xuất xử lý hình sự đối với hành vi uống rượu gây tai nạn nghiêm trọng.

Dẫn chứng, tại các nước, hành vi vi phạm nồng độ cồn có thể bị xử phạt 20 năm tù. Do đó, Tổng cục Đường bộ sẽ có nghiên cứu cụ thể để có thể tăng mức tiền xử phạt, tước giấy phép lái xe và nhiều hình thức phạt bổ sung.

Bạn đang đọc bài viết Hình sự hóa lái xe uống rượu bia là cần thiết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...