Thứ sáu, 29/03/2024 15:12 (GMT+7)

Nghịch lý đường nội đô càng hiện đại càng ùn tắc

Vũ Khoa -  Thứ năm, 24/09/2020 14:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dù đã tiêu tốn rất nhiều chi phí để làm thông thoáng tuyến Nguyễn Trãi - Lê Văn Lương nhưng vấn đề được chỉ ra lại là do tổ chức giao thông không hợp lý.

Tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, đặc biệt trầm trọng mỗi khi trời mưa, đã khiến hai tuyến đường: Trần Phú - Nguyễn Trãi; Tố Hữu - Lê Văn Lương trở thành nỗi ám ảnh với người tham gia giao thông. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng này là công tác tổ chức, điều hành giao thông chưa hợp lý.

Dù được ví như một trong những tuyến đường hiện đại nhất của Hà Nội với hầm chui, đường dưới thấp và đường trên cao. Sau khi các hạng mục xây dựng công trình đường Cát Linh - Hà Đông hoàn thành, tuyến đường đã được cải tạo, mở rộng và chỉnh trang đi lại êm thuận.

Nhưng từ lâu người dân lại quen coi đây là khu vực có tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài nhất thủ đô. Giờ cao điểm sáng - chiều, đặc biệt khi trời mưa, dòng xe lưu thông lại kéo dài đến hàng cây số; tắc từ hầm chui tắc lên, hàng ngàn phương tiện chôn chân bất lực.

Tuyến đường bao gồm hầm chui, đường trên cao và đường trên cao nhưng luôn ùn tắc.

Vấn đề được chỉ ra là do có quá nhiều xung đột giao thông, hàng loạt điểm nghẽn, nút thắt. Ví như lối “cổ chai” lên cầu vượt Ngã Tư Sở hay một loạt điểm mở quay đầu từ Khuất Duy Tiến đến đường Láng. Đặc biệt điểm mở quay đầu đoạn trước cổng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, số 334 Nguyễn Trãi, được bố trí chưa hợp lý, quá gần ngã ba Nguyễn Tuân - Nguyễn Trãi, lại chặn cả dòng xe vào hầm chui Khuất Duy Tiến lẫn làn đường dành cho xe quay đầu.

Hay như nút giao lệch Vũ Trọng Khánh - Nguyễn Khuyến - Trần Phú (Hà Đông), cũng bất hợp lý. Tiến sĩ giao thông đô thị Đặng Minh Tân nhận xét: “Nút giao lệch rất khó tổ chức giao thông. Nếu không phải bất khả kháng nên đóng lại, tránh gây ùn tắc lan rộng ra cả khu vực”.

Còn trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, vốn đã phải dành một làn đường riêng cho xe buýt BRT, nút giao với đường Khuất Duy Tiến lại không có hầm chui hay cầu vượt, trong khi lưu lượng phương tiện không ngừng gia tăng nên UTGT xảy ra như cơm bữa. Trên tuyến này cũng có một nút “cổ chai” tại lối lên cầu vượt đường Láng tồn tại nhiều năm qua chưa có phương án giải quyết.

TS Đặng Minh Tân chia sẻ: “Nguyên lý của đường giao thông là ít điểm giao cắt thì năng lực thông hành càng lớn. Tuyến Trần Phú - Nguyễn Trãi cần nghiên cứu đóng bớt các điểm mở quay đầu bất hợp lý, ví như điểm mở tại số 334 Nguyễn Trãi hay nút giao lệch Vũ Trọng Khánh - Nguyễn Khuyến - Trần Phú”. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng tính toán tổ chức lại các hướng lưu thông qua Ngã Tư Sở, nếu không khi đường Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở đưa vào sử dụng sẽ tạo thêm áp lực, nguy cơ UTGT cho khu vực này.

Đối với trục Tố Hữu - Lê Văn Lương, chính quyền TP đã thông qua chủ trương đầu tư, xây dựng hầm chui bên dưới nút giao với đường Khuất Duy Tiến. Tuy nhiên, thời gian xây dựng sẽ kéo dài hàng năm, đồng thời sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng lưu thông nên cần có biện pháp giảm tải phương tiện mạnh mẽ hơn.

Hiện tuyến này mới cấm xe tải từ 1,25 tấn trở lên, xe khách từ 16 chỗ trở lên; cấm xe taxi, hợp đồng từ Vành đai 3 trở vào. Có thể xem xét cấm toàn bộ các loại hình trên từ đầu đường Tố Hữu, vừa có thể giảm bớt áp lực, vừa khuyến khích người dân sử dụng xe buýt BRT cũng như xe buýt thường. Riêng nút thắt cổ chai tại đầu cầu vượt đường Láng cần có biện pháp mạnh như cấm xe máy lên cầu. 

Bạn đang đọc bài viết Nghịch lý đường nội đô càng hiện đại càng ùn tắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.