Thứ sáu, 19/04/2024 20:53 (GMT+7)

'Xử phạt không cần chứng minh': Dễ xảy ra lạm dụng chức vụ quyền hạn

Bùi Phương thực hiện -  Thứ bảy, 09/03/2019 12:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để có thể hiểu rõ hơn về Luật Giao thông đường bộ cũng như về phát ngôn của ông Khuất Việt Hùng, PV MT&ĐT VN đã có cuộc trao đổi với LS Nguyễn Thiện Hồng – Công ty Luật TNHH Hoàng Long.

Người xử phạt phải chứng minh được lỗi

Thưa luật sư, ông có đánh giá như thế nào về ý thức chấp hành trật tự an toàn của người dân Việt Nam? Luật quy định xử phạt như thế nào đối với các hành vi vi phạm về trật tự ATGT?

Nhìn vào thực tế hàng ngày diễn ra trong cả nước, tôi nhận thấy mọi người tham gia giao thông chưa có nhận thức cao về pháp luật giao thông. Mặc dù trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã tuyên truyền, phổ biến tương đối rộng rãi nhưng người dân vẫn chưa nâng cao được tầm hiểu biết và nhận thức của mình khi tham gia giao thông.

Ở đây người tham gia giao thông chỉ chấp hành nơi có cảnh sát giao thông chỉ dẫn ở những nơi giao nhau với các ngả đường. Chính vì vậy mà họ chỉ quan tâm đến trên đoạn đường này ngã tư, ngã ba giao nhau có cảnh sát giao thông đứng đường chỉ dẫn họ, họ dừng lại chỉ là sợ bị cảnh sát dừng xe chứ họ không quan tâm đến nguy hiểm của người tham gia giao thông khác.

Về xử phạt hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông theo như quy định của pháp luật tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9 ,10, 11 - mục 1- chương 2- Nghị định 46 (Nghị định Chính phủ ngày 26 tháng 05 quy định chi tiết cụ thể từng hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ).

Theo ông, người tham gia giao thông có quyền yêu cầu người xử phạt vi phạm giao thông chứng minh vi phạm mà người tham gia giao thông đã mắc phải hay không? Luật quy định như thế nào về việc này?

Theo quy định tại điểm d khoản 1, điểm d khoản 2 - điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012 quy định.

Trong mọi trường hợp người dân đều có quyền yêu cầu người xử phạt chứng minh rằng mình đã có hành vi vi phạm hành chính như thế nào. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính cá nhân tổ chức bị xử phạt, có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh không vi phạm hành chính.  Do đó khi công dân bị cảnh sát giao thông dừng xe mà cho rằng việc cảnh sát giao thông đưa ra lỗi của mình là không chính xác, thì người tham gia giao thông hoàn toàn có quyền yêu cầu cảnh sát giao thông chứng minh về lỗi của người vi phạm.

Tại khoản 2 điều 14 Thông tư 01 năm 2016 Thông tư Bộ Công an quy định về nhiệm vụ và quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ có quy định như sau:

Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông của người, phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh kết quả ghi thu được về hành vi vi phạm thì cảnh sát giao thông cần phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh kết quả ghi thu được tại đó. Còn nếu chưa có ngay được hình ảnh kết quả ghi thu được thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.

Khi đó việc chứng minh này có thể thông qua các bằng chứng cụ thể như ảnh chụp, video vì thế cảnh sát giao thông phải áp dụng biện pháp kỹ thuật như camera, máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ và sử dụng nó làm chứng cứ để lập biên bản để xử phạt vi phạm. Nếu cảnh sát giao thông không chứng minh được vi phạm thì không có quyền xử phạt. Nếu cảnh sát giao thông không chứng minh được vi phạm của người tham gia giao thông mà vẫn xử phạt thì công dân có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Tại điều 5 Thông tư 01 năm 2016 Thông tư Bộ Công an quy định. “Cảnh sát giao thông được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện, kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người ngồi trên phương tiện đang kiểm soát.

Người vi phạm có quyền giải trình.

Dễ dẫn tới lạm dụng chức vụ

Trong trường hợp người bị xử phạt cảm thấy không thỏa đáng, họ có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Trong trường hợp người bị xử phạt họ không chấp nhận được với mức phạt cụ thể của họ thì họ có quyền khiếu nại lên Thủ trưởng cơ quan của người đã xử lý phạt vi phạm hành chính đối với mình. Hoặc khởi kiện hành chính theo điều 28 luật Tố tụng hành chính ngày mùng 7 tháng 12 năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày mùng 1 tháng 7 năm 2011.

Những ngày qua, thông tin về việc ông Khuất Việt Hùng-Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban Antoàn Giao thôngQuốc gia cho rằng, việc yêu cầu người xử phạt vi phạm giao thông phải chứng minh vi phạm là đang đi ngược lại với các nước. Bởi thông thường về mặt hành chính cứ xử phạt đã, còn nếu thấy việc xử phạt đó không đúng thì người bị xử phạt có thể kiện người ra quyết định xử phạt ra toà", quan điểm của ông về vấn đề trên như thế nào?Ông có đồng tình với ý kiến của Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy banAntoàn Giao thông quốc gia hay không?

Tôi không đồng tình với quan điểm của ông Khuất Việt Hùng về vấn đề này, quan điểm đó là không khách quan. Nếu làm như vậy sẽ dẫn tới người thực hiện lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình có hành vi hành chính vi phạm trái luật.

Căn cứ theo những văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, về luật hành chính và luật hình sự trách nhiệm chứng minh thuộc về người có thẩm quyền xử phạt. Người ra quyết định hành chính xử phạt phải trách nhiệm chứng minh cho người bị xử phạt biết rõ lỗi của mình vi phạm. Còn về luật dân sự thì trách nhiệm này thuộc về người khởi kiện.

Ông Khuất Việt Hùng- Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.

Còn về quan điểm của ông Khuất Việt Hùng như vậy sẽ dẫn tới tình trạng hành chính kéo dài kiện cáo ở các tòa án chồng chất. Hoặc gây bức xúc cho người dân khi người dân họ bị phạt về lỗi của họ thì họ có quyền được biết.

Người xử phạt phải đưa ra chứng cứ chứng minh được lỗi của người bị phạt chứ không phải tùy tiện cứ thích dừng xe ai  thì dừng.  Còn người có thẩm quyền phạt sai trái sẽ khiến người bị phạt phải tốn công sức  khiếu nại, khởi kiện.  

Xin cảm ơn luật sư!

Bạn đang đọc bài viết 'Xử phạt không cần chứng minh': Dễ xảy ra lạm dụng chức vụ quyền hạn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...