Thứ năm, 25/04/2024 23:54 (GMT+7)

Từ 1/7, xe tải dưới 3,5 tấn nào không phải gắn phù hiệu?

MTĐT -  Thứ năm, 28/06/2018 16:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về việc gắn phù hiệu đối với xe kinh doanh vận tải, từ ngày 1/7/2018 các loại xe tải có thiết kế tải trọng dưới 3,5 tấn bắt buộc phải gắn phù hiệu "xe tải".

Nhiều người còn mơ hồ

Theo đó, tem phù hiệu sẽ phải gắn ở trước kính xe hoặc dán ở mặt ngoài cánh cửa buồng lái của lái xe khi tham gia giao thông. Đồng thời, xe phải gắn thiết bị giám sát hành trình và phải được gắn phù hiệu “Xe tải” theo quy định.

Theo VTV, mục tiêu của việc cấp phù hiệu là giúp các cơ quan chức năng dễ xác định xe đó thuộc doanh nghiệp nào, nếu có vấn đề gì xảy ra. Đây cũng là cơ sở để quản lý đầu xe của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Sau ngày này, các trường hợp không thực hiện các quy định nêu trên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ với mức xử phạt từ 3-5 triệu đồng.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều chủ xe tải khá mơ hồ do hiểu khác nhau về nghị định này.

Anh Nguyễn Tuấn Dương (Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội), chủ một xe tải 1,5 tấn cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói đến quy định gắn phù hiệu cho xe tải dưới 3,5 tấn. Nếu pháp luật quy định, tôi sẽ tuân thủ”.

Nhưng, anh Dương băn khoăn là sự cần thiết của việc gắn phù hiệu, vì hiện xe của anh đứng tên cá nhân mà không tham gia đơn vị, tổ chức nào cả. Khác với các loại xe tải lớn, loại xe tải nhỏ dưới 3,5 tấn phần nhiều là xe gia đình, chỉ chở hàng hóa nhà, không chở thuê. Chủ xe có thể có cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng kinh doanh nhưng không phải là doanh nghiệp vận tải, không kinh doanh vận tải vì vậy có cần gắn hộp đen, xin phù hiệu.

Từ 1/7 xe tải có tải trọng dưới 1,2 tấn phải gắn phù hiệu. Ảnh minh họa: Internet.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN trao đổi với báo Giao thông cho biết, việc thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu trong kinh doanh vận tải đã được thực hiện cách đây hàng chục năm và đã mang lại những hiệu quả nhất định như việc quản lý phương tiện và doanh nghiệp vận tải đã thuận lợi và quy củ hơn nhiều.

“Mục tiêu chính của việc cấp phù hiệu là giúp các cơ quan chức năng dễ xác định xe đó thuộc doanh nghiệp nào, nếu có vấn đề gì xảy ra. Đây cũng là cơ sở để quản lý đầu xe của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải”, ông Thanh nói.

Những xe tải nào không cần gắn phù hiệu?

Tại một số tỉnh thành, việc thực hiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô và gắn phù hiệu “Xe tải” được thực hiện khá nhanh chóng và thậm chí làm miễn phí.

Ông Lê Văn Doanh, Trưởng phòng Vận tải (Sở GTVT Quảng Ninh) từng trao đổi với báo Công luận cho biết, ngay từ đầu năm Sở đã có văn bản triển khai để tránh hiện tượng “nước đến chân mới nhảy”. Đặc biệt là đối với các hộ kinh doanh cá thể ít xe chỉ từ 1-3 xe có thể không nắm rõ chính sách.

Đoàn Hữu Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính-Vận tải (Sở GTVT Gia Lai) cũng cho biết: Sở GTVT Gia Lai sẽ bố trí đội ngũ cán bộ tư vấn, hướng dẫn cụ thể các thủ tục khác liên quan... Ngoài ra, người dân còn có thể thực hiện các thủ tục bằng dịch vụ trực tuyến thông qua mạng internet, rất tiện lợi và nhanh chóng.

Trao đổi với Báo Giao thông về vấn đề này, ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho biết, thời điểm này đã có nhiều người dân đến xin lắp phù hiệu, sở phải tăng ca để kịp làm hồ sơ trả cho người dân. Tuy nhiên, nhiều người chưa nắm được quy định làm thủ tục về thành phần hồ sơ như: Bản sao đăng ký, đăng kiểm xe phải còn thời hạn. Bên cạnh đó, thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định và phải truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ VN, nếu không sẽ không được cấp phù hiệu.

Cũng theo ông Đào Việt Long, trong quá trình cấp phù hiệu, nhiều chủ phương tiện không kinh doanh vận tải chưa hiểu rõ quy định vẫn đến làm thủ tục. Theo Khoản 1, Điều 50, Thông tư 63 của Bộ GTVT quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp (vận chuyển hàng hóa nội bộ từ nhà đến kho) sử dụng phương tiện dưới 10 tấn và có số lượng dưới 5 xe thì không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu xe tải và gắn thiết bị giám sát hành trình. Việc gắn phù hiệu để kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vận tải, phục vụ cho công tác tổ chức giao thông, phân luồng giao thông đối với các tuyến đường hạn chế phương tiện. Đồng thời, thiết bị giám sát hành trình sẽ giám sát phương tiện.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Từ 1/7, xe tải dưới 3,5 tấn nào không phải gắn phù hiệu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.