Thứ năm, 25/04/2024 22:44 (GMT+7)

Phát lộ nhiều vi phạm trong thi công dự án mở rộng đường vành đai 3?

Thùy Dung - Thu Thủy -  Thứ sáu, 31/05/2019 06:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án xén giải phân cách mở rộng mặt đường ở Hà Nội đã thi công xong. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nhiều vấn đề chủ đầu tư và nhà thầu không thực hiện theo đúng quy định.

Từ ngày 1/1/2019, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội triển khai xén thảm cỏ, dải phân cách giữa để mở rộng đường vành đai 3 kéo dài 8 km đoạn từ Mai Dịch đến cầu Dậu.

Trong đó đoạn đường Phạm Hùng do Liên danh Công ty CP Công trình Giao thông 2 Hà Nội kết hợp với Công ty CP Xây dựng và Thương mại Nhật Anh thi công. Đoạn đường Khuất Duy Tiến có nhà thầu là Công ty CP Tư vấn thiết kế xây dựng Lũng Lô. Còn đoạn đường Nghiêm Xuân Yêm trúng thầu là Liên danh Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ I Hà Tây và Công ty CP Đầu tư xây dựng Gia Long.

Đoạn đường Khuất Duy Tiến có nhà thầu là Công ty CP Tư vấn thiết kế xây dựng Lũng Lô thực hiện.

Về vấn đề quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng được quy định rất rõ tại điều 34 Nghị định 59 năm 2015 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng. Cụ thể khoản 3 nêu rõ: Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

Tuy nhiên, trong suốt chiều dài 8km của đường vành đai 3 thi công dự án, chỉ có rất ít có hàng rào tôn che chắn hoặc có cảnh báo. Còn lại đa số các đoạn đường không có bất cứ thiết bị che chắn nào. Điều này có nguy cơ gây nguy hiểm, mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Những đồ bảo hộ tối thiểu như mũ và áo bảo hộ lao động cũng không đầy đủ.

Quá trình thi công nhiều đoạn đường không đảm bảo các biện pháp an toàn. Các nhà thầu chưa nghiêm túc thực hiện các phương tiện bảo vệ an toàn cho người lao động, thậm chí trên một số đoạn đường, những đồ bảo hộ tối thiểu như mũ và áo bảo hộ lao động cũng không đầy đủ.

Điều này là trái quy định so với khoản 5 điều 34 Nghị định trên: Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

Ngoài ra, trong quá trình thi công nhiều công đoạn lem nhem ảnh hưởng mỹ quan đô thị, nhà thầu chưa lắp đặt các biện pháp đảm bảo môi trường thi công vẫn triển khai. Đối chiếu với Điều 35 của Nghị định trên thì các nhà thầu đã thi công không đúng quy định.

Điều 35 Nghị định 59 năm 2015 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng quy định: Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.

Liên quan đến những vấn đề trên, mặc dù PV đặt lịch làm việc từ tháng 1/2019 nhưng đến ngày 18/3/2019 khi mà dự án đã hoàn thành Sở Giao thông vận tải Hà Nội mới bố trí Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông làm việc buổi đầu tiên. Làm việc cùng PV là bà Vũ Thị Lan Anh, Trưởng phòng tổ chức hành chính và ông Trần Hữu Hùng, cán bộ phòng tổ chức hành chính.

Trong suốt chiều dài 8km của đường vành đai 3 thi công dự án, chỉ có rất ít có hàng rào tôn che chắn.

Như vậy, sau 3 tháng đặt lịch Nhóm PV vẫn chưa có câu trả lời từ Ban duy tu vì bà Lan Anh cho rằng: “Khi có câu hỏi của báo chí gửi đến tôi sẽ chuyển đến cho cán bộ giám sát để cán bộ giám sát báo cáo lãnh đạo ban và trực tiếp trả lời”.

Cho đến nay đã gần 5 tháng trôi qua,Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử vẫn chưa nhận được câu trả lời nào về các vấn đề trên cũng như tài liệu liên quan đến chất lượng công trình từ Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vì bà Lan Anh thông tin lại: “Bên tôi không cung cấp hồ sơ theo yêu cầu. Bên tôi chỉ cung cấp hồ sơ cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để kiểm tra thôi”.

Chủ đầu tư là Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội xây dựng công trình không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và bảo đảm trật tự, an toàn và vệ sinh lao động. Thời gian dự án thi công có những công đoạn bị nhà thầu bỏ qua như đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Vật liệu xây dựng ngổn ngang gây mất mỹ quan đô thị.

Còn việc xử lý chất thải rắn xây dựng của công trình có được thực hiện theo quy định của UBND TP Hà Nội không, phương án bảo vệ môi trường như thế nào, đến nay chất thải xây dựng vẫn còn vương vãi gây mất mỹ quan đô thị. Vì sao Ban Duy tu né tránh những đề nghị làm rõ thông tin của PV, phải chăng dự án có gì khuất tất?

Đề nghị UBND TP Hà Nội, chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan vào cuộc thanh, kiểm tra làm rõ, đặc biệt là vấn đề chất lượng công trình cùng những bất thường nên trên.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Phát lộ nhiều vi phạm trong thi công dự án mở rộng đường vành đai 3?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.