Thứ tư, 24/04/2024 21:04 (GMT+7)

Sửa chữa cầu Thăng Long: Cấm toàn bộ phương tiện từ tháng 7

MTĐT -  Thứ bảy, 20/06/2020 10:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - cho biết, tháng 7/2020, sẽ tiến hành khởi công sửa chữa triệt để những hư hỏng mặt cầu Thăng Long và hoàn thành vào quý IV/2020.

Ông Huyện cho biết: “Để đảm bảo yêu cầu thi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Tổng cục Đường bộ sẽ cấm lưu thông hoàn toàn qua cây cầu này, đóng cửa toàn bộ cầu Thăng Long. Chúng tôi đã xây dựng phương án tổ chức giao thông, phân luồng các phương tiện di chuyển qua cầu Nhật Tân”.

Ông Huyện cũng cho hay. “Tổng cục đã mở thầu được 10 ngày, hiện chưa có nhà thầu nào tham gia nộp hồ sơ. Kết thúc đợt 1 nếu không có nhà thầu thì Tổng cục sẽ mở thầu tiếp đợt 2. Ở nhiều dự án đã từng làm cho thấy nhiều nhà thầu quyết định tham gia ở phút chót”.

Về công nghệ kỹ thuật sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này, ông Huyện thông tin dự án đã nghiên cứu sử dụng công nghệ của châu Âu, công nghệ này được sử dụng nhiều ở Mỹ và Trung Quốc nhưng là lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

Ông Huyện cũng cho hay: “Chúng tôi mời nhóm chuyên gia gồm 5 người từ nước ngoài có chuyên môn kỹ thuật cao về thép, bê tông… để phản biện và đánh giá về công nghệ, giải pháp thi công sửa chữa. Đối tác nước ngoài sẽ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Tư vấn giám sát là Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải. Nhà thầu sẽ được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo về năng lực và kỹ thuật tốt nhất”.

Được biết, trong lần sửa chữa này, mặt cầu sẽ được sửa chữa các bản thép với kết cấu liên hợp siêu nhẹ. Đơn vị thi công sẽ cào bóc sạch lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép, hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép, lắp đặt lưới thép và đổ một lớp bê tông cường độ cao. Sau đó, sẽ thi công lớp phủ bê tông nhựa tạo nhám để đảm bảo êm thuận trong quá trình khai thác. Đồng thời, các khe co giãn trên mặt cầu đã hư hỏng sẽ được thay thế toàn bộ.

Tổng mức đầu tư dự án sửa chữa cầu Thăng Long là gần 270 tỷ đồng.

Cầu Thăng Long khánh thành vào năm 1985, với 2 tầng đi chung cả đường sắt và đường bộ, mặt cầu đã được thảm lại toàn bộ tầng 2 bằng công nghệ của Mỹ từ năm 2009. Tuy nhiên đến nay, lớp bê tông nhựa mặt cầu đã bị xô dồn, nứt ngang mặt do độ dính bám giữa bê tông nhựa mới và bản thép phía dưới không đạt yêu cầu.

Tháng 9/2018, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã mời đoàn chuyên gia Nga tham gia trực tiếp khảo sát mặt cầu, song đến nay vẫn chưa đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. Hàng loạt vết nứt, "ổ gà", "sống trâu" tiếp tục xuất hiện, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Đến tháng 4/2020, Bộ GTVT tải tiếp tục gửi văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung sửa chữa cầu Thăng Long để hoàn thành trong tháng 9/2020, đưa vào khai thác đồng bộ với dự án đường vành đai III đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (Hà Nội).

Minh Tuệ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Sửa chữa cầu Thăng Long: Cấm toàn bộ phương tiện từ tháng 7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.