Thứ sáu, 29/03/2024 02:52 (GMT+7)

Thực hư bằng B1 không được lái ô tô, A1 không được lái xe SH

MTĐT -  Thứ ba, 30/06/2020 15:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ mới, bằng lái xe máy hạng A1 sẽ không còn được điều khiển xe máy có dung tích trên 125cc và bằng hạng B1 sẽ không được lái ô tô.

Giấy phép lái xe phân thành 17 hạng

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi đang được Bộ GTVT lấy ý kiến rộng rãi của dư luận, nhân dân. Liên quan đến nội dung quy định về Giấy phép lái xe trong dự thảo Luật đang nhận được thu hút quan tâm của dư luận.

Theo quy định hiện hành có tất cả 12 hạng Giấy phép lái xe: A1, A2, A3, A4, B1 (B1 số tự động và B1), B2, C, D, E, FB2, FD, FE.

Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Bộ Giao thông Vận tải đề xuất chia Giấy phép lái xe thành 17 hạng khác nhau gồm A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.

Các loại xe như Honda SH 150, Airblade 150, Honda Winner, Yamaha Exciter 135 hay 150 cc và Yamaha NVX sẽ phải cần cấp bằng lái mới. Ảnh minh họa.

Theo đó, đối với xe 2 bánh, bằng lái xe được chia làm 3 hạng. Bao gồm hạng A0 dành cho xe có dung tích xy-lanh dưới 50cc hoặc động cơ điện có công suất không vượt quá 4 kW.

Hạng A1 trước đây được quy định điều khiển xe có dung tích xy-lanh từ trên 50cc đến dưới 175cc thì nay theo dự thảo, sẽ chỉ được điều khiển xe có dung tích xy-lanh đến 125cc và động cơ điện có công suất từ 4 đến 11kW.

Cuối cùng là hạng A, sẽ được cấp phép điều khiển cho xe có dung tích trên 125 cc hoặc có động cơ điện công suất trên 11kW cùng các loại xe thuộc hạng A0, A1.

Như vậy, theo dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, các mẫu xe phổ thông có dung tích dưới 175 cc đang được điều khiển sử dụng bằng A1 hiện nay sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể gồm các loại xe như Honda SH 150, Airblade 150, Honda Winner, Yamaha Exciter 135 hay 150 cc và Yamaha NVX sẽ phải cần cấp bằng lái mới.

Đối với bằng lái xe ô tô cũng có những thay đổi đáng kể. Theo đó, bằng lái xe hạng B1 theo dự thảo sẽ không được phép điều khiển ô tô nữa.

Hạng B1 được cấp cho người lái xe mô tô 3 bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1.

Hạng B2 được cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi hoặc xe tải có khối lượng hàng không vượt quá 3.5 tấn và có thể được kéo theo rơ moóc không quá 750 kg. Tuy nhiên điều đáng chú ý nhất là tài xế chỉ được phép điều khiển các loại xe kể trên với thiết kế số tự động.

Để được cấp phép điều khiển cả xe số sàn và số tự động giống bằng B2 trước đây, tài xế cần được cấp bằng B theo dự thảo mới.

Bằng B1 sẽ không được lái xe ô tô và bằng A1 không được lái xe 150cc?

Dự thảo đã gây ra nhiều thắc, nhiều người cho rằng, theo dự thảo Luật này thì những người đang có bằng B1 sẽ không được lái xe ô tô và bằng A1 không được lái xe 150cc.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Xe Giao thông, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục đường bộ Việt Nam) cho biết, việc thay đổi các hạng GPLX  để phù hợp chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho việc sử dụng GPLX của Việt Nam ở nước ngoài và GPLX nước ngoài tại Việt Nam, đảm bảo thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam đã ký kết khi tham gia Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ.

Hạng GPLX theo Luật GTĐB năm 2008 được chuyển đổi sang hạng GPLX mới tương đương như việc chuyển đổi GPLX Việt Nam sang GPLX quốc tế đã được thực hiện từ năm 2015 theo quy định tại Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06/7/2015 của Bộ GTVT quy định về cấp và sử dụng GPLX quốc tế.

Việc điều chỉnh phân hạng GPLX không ảnh hưởng và phát sinh thủ tục và chi phí cho người dân. Theo đó:

Đối với người đã được cấp GPLX: Tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn sử dụng ghi trên GPLX (GPLX hạng A1 không thời hạn). Trường hợp hết hạn, thì đổi sang GPLX theo hạng mới (GPLX hạng A3 được đổi sang GPLX hạng B1, GPLX hạng B1 số tự động được đổi sang GPLX hạng B2, GPLX hạng B1, B2 số sàn được đổi sang GPLX hạng B…).

Đối với người cấp mới, cấp đổi GPLX: Theo hạng GPLX mới.

Như vậy, lý giải trên đây, nếu đã có GPLX hạng A1 (không thời hạn), người dân vẫn tiếp tục điều khiển xe máy có dung tích động cơ dưới 175cc, không phải đổi sang GPLX mới.

Các trường hợp khác cũng tương tự.

Như vậy, khi chuyển đổi hệ thống tên gọi các hạng GPLX sẽ không “hồi tố” đối với các bằng lái xe cũ. Người dùng sẽ không phải thi lại bằng, đổi bằng. Sau khi luật mới được thực hiện sẽ cấp GPLX theo mẫu mới cho người dân có nhu cầu đổi, cấp mới hoặc cấp lại GPLX.

Minh Tuệ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Thực hư bằng B1 không được lái ô tô, A1 không được lái xe SH. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.