Thứ năm, 28/03/2024 18:24 (GMT+7)

TP.HCM cấm xe máy vào nội đô: Nên loại bỏ dần để dân đỡ sốc

MTĐT -  Thứ năm, 21/02/2019 16:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều chuyên gia và người dân TP. HCM bày tỏ sự đồng tình với đề án cấm xe máy vào nội đô, thế nhưng họ cho rằng cần phải có lộ trình cụ thể.

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM đã trình Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TPHCM đề án "Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông ở TP.HCM".

Đề án đặt ra mục tiêu: Đến năm 2020, thị phần vận tải hành khách công cộng toàn thành phố đảm nhận 15 - 20% nhu cầu di chuyển của người dân. Đến năm 2025 đạt 20,5 - 26,6% và đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ tăng lên 29,3 - 36,8%.

Nếu đề án được thông qua, thành phố sẽ hạn chế và tiến tới cấm môtô, xe máy 2-3 bánh tại một số khu vực trung tâm như: quận 1, 3, 5, 10, Phú Mỹ Hưng, Khu đô thị mới Thủ Thiêm... vào giai đoạn 2025 - 2030.

Tuy nhiên, cũng giống như những đề xuất trước đó, đề xuất này của TP. HCM đã gây ra những tranh luận trái chiều trong giới chuyên gia và cả dư luận.

Tắc đường trở thành nỗi ám ảnh của người dân TP. HCM. Ảnh: Internet. 

Nên loại bỏ dần

Là một người đồng tình với đề án này, trao đổi với báo Kiến thức, TS Lương Hoài Nam cho rằng:

Sau khi có thông tin TP. HCM cấm xe máy vào nội đô từ năm 2030, nhiều ý kiến cho rằng năm 2030 muộn quá, nên làm từ 2025. Nhưng quả thực thuyết phục được nhiều người chấp nhận đề án này và lộ trình cấm vào năm 2030 đã khó khăn lắm!

Ông Nam phân tích, với tốc độ phát triển giao thông công cộng và hạ tầng như của TP HCM hiện nay thì cũng phải đến năm 2030 mới khả thi. Không thể làm sớm hơn được.

Hơn nữa, một vấn đề khó khăn là lộ trình giảm dần xe máy từ nay đến 2030. Không phải để đến lúc đó mới loại bỏ 7,6 triệu xe máy mà phải giảm dần qua các năm để lấy đường cho xe buýt chạy. Việc này sẽ rất khó khăn!

Ở Quảng Châu người ta loại bỏ dần xe máy qua từng năm, đến khi cấm cả thành phố chỉ còn 0,4 triệu chiếc nên không hề bị sốc. TP HCM cũng nên làm như vậy.

Trước đó, ông Nam từng nhiều lần phân tích trên báo chí và đưa ra quan điểm trên facebook cá nhân, xe máy là phương tiện nguy hiểm, nên có lộ trình hạn chế, giảm dần xe máy rồi tiến đến loại bỏ xe máy nhằm giảm thiểu thiệt hại về người trong những vụ tai nạn giao thông. Bởi so với ô tô hay các loại hình giao thông khác, xe máy là phương tiện không an toàn, nguy hiểm hơn khi người dân sử dụng.

"Vì đề xuất hạn chế tiến tới loại bỏ xe máy mà tôi đã phải hứng chịu bao nhiêu là 'gạch đá' trên mạng xã hội do có quan điểm đối với giao thông xe máy. Nhưng mới đây, khi nhiều người đi xe máy đã phải bỏ mạng trong 2 vụ tai nạn ở Long An và Lâm Đồng. Tôi tiếp tục khẳng định xe máy không phải và không thể dùng làm phương tiện giao thông chủ lực của người dân. Người dân cần sợ nó kể cả khi buộc phải dùng” - Tiến sĩ Lương Hoài Nam cho biết.

Theo TS.Lương Hoài Nam, nhà nước cần có lộ trình giảm dần rồi loại bỏ nó, thay thế bằng những phương tiện giao thông công cộng an toàn, tiện nghi.

Nhiều người bày tỏ sự đồng tình với đề án của Sở GTVT TP.HCM. Ảnh: Internet. 

Cần có chính sách hạn chế cả ô tô con

Trong khi đó, trao đổi với vov về vấn đề này, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Lê Ninh, ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. HCM cho rằng, nếu lập luận đơn giản rằng tăng xe buýt thì người dân bớt đi xe máy là không thực tế.

Bởi, nếu như thành phố còn chưa thoát khỏi kiểu suy nghĩ đơn giản này thì sẽ không bao giờ thành công vì không thể nào “cấm được xe máy”.

“Đây là vấn đề xã hội học chứ không đơn giản là vấn đề toán học. Chúng ta phải nghiên cứu đồng bộ và quy hoạch phát triển thành phố thành những khu dân cư và khu công nghiệp khép kín. Người dân ở đâu đi làm ở đó chứ không có chuyện ở một nơi làm một nẻo. Ở Bình Chánh mà đi làm tận Thủ Đức, đi xe buýt lại không cho mang đồ nghề dụng cụ theo thì người ta đi bằng gì?”, ông Lê Ninh nói.

Còn theo TS. Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng thành phố, mốc thời gian đến năm 2030 thì gần như chắc chắn thành phố không thể đạt được mục tiêu cấm xe máy. Ông lí giải, TP HCM có cấu trúc đường hẻm nên muốn phát triển mạnh giao thông công cộng thuận lợi và cấm hoàn toàn xe máy thì phải đập bỏ và xây lại gần như toàn bộ. Điều này là không thể nên xe máy vẫn phải luôn tồn tại để phù hợp với cấu trúc này.

Theo ông Cương, cần thiết nhất hiện nay không phải cấm xe máy mà nên có chính sách hạn chế lâu dài ô tô con và tiến dần đến hạn chế dần xe máy: “Phải có một tiến trình lâu dài theo năng lực tài chính của thành phố chứ không thể nào ‘cưỡng bức’. Quyền đi lại, quyền chọn phương tiện là của mỗi người dân. Tạo điều kiện như thế nào để người dân chọn là việc của Nhà nước. Nếu có đường xá tốt, giao thông công cộng tốt thì người dân sẽ chọn phương án đi xe công cộng, còn nếu không làm tốt mà ‘cưỡng bức’ người dân đi xe công cộng thì sẽ mất lòng dân”.

Là người trực sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đề án, nếu được thông qua. Người dân TP. HCM cũng có 2 luồng ý kiến đồng tình và không đồng tình.

Nhiều người cho rằng, với hệ thống giao thông như hiện nay, việc cấm xe máy gây bất tiện cho người dân. Tuy nhiên, đa số ý kiến bày tỏ đồng tình với đề án này, nhưng cũng cần phải có lộ trình. Họ cho rằng, ban đầu không quen, dần dần rồi sẽ quen.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM cấm xe máy vào nội đô: Nên loại bỏ dần để dân đỡ sốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.