Thứ sáu, 29/03/2024 11:53 (GMT+7)

TP.HCM đề xuất 1,5m vỉa hè chỉ cho người đi bộ, liệu có khả thi?

MTĐT -  Chủ nhật, 29/07/2018 11:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, Sở GTVT TP. HCM đã trình lên UBND TP dự thảo về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP. Trong đó có nội dung đáng chú ý là đề xuất giành tối thiểu 1,5m vỉa hè cho người đi bộ.

Theo thông tin trên báo CA TP. HCM, dự thảo lần này quy định khi chiều rộng hè phố từ đủ 1,5m ttrở xuống chỉ phục vụ cho người đi bộ.

Khi chiều rộng hè phố từ 1,5m đến dưới 3,0m thì dành tối thiểu 1,5m hè phố cho người đi bộ, phần hè phố còn lại có thể sử dụng phục vụ làm: điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội; Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình; Hoạt động giữ xe tự quản; Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; Xây dựng, lắp đặt các công trình bên trên hè phố; Phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa.

Khi chiều rộng hè phố từ 3,0m đến dưới 5,0m thì dành tối thiểu 1,5m hè phố cho người đi bộ, phần hè phố còn lại có thể sử dụng phục vụ làm: Trông giữ xe 2 bánh có thu phí; Điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội; Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình; Hoạt động giữ xe tự quản; Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; Xây dựng, lắp đặt các công trình bên trên hè phố; Phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa.

Đề xuất giành tối thiểu 1,5m vỉa hè cho người đi bộ. Ảnh: Internet. 

Khi chiều rộng hè phố từ 5,0m trở lên: dành tối thiểu 1,5m hè phố cho người đi bộ, phần hè phố còn lại có thể sử dụng phục vụ làm: Phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa; Trông giữ xe 2 bánh hoặc xe ô tô có thu phí; Điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội; Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình; Hoạt động giữ xe tự quản; Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; Xây dựng, lắp đặt các công trình bên trên hè phố.

Cũng theo dự thảo, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần hè phố tổ chức đám cưới, đám tang và điểm trông giữ xe phục vụ đám cưới, đám tang phải thông báo trước cho UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú để được hỗ trợ các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Thời gian sử dụng tạm thời không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ đối với đám tang. Trong thời gian sử dụng hộ gia đình, cá nhân phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

Công tác lập lại trật tự vỉa hè, lòng lề đường tại TP. HCM có những thời điểm diễn ra rầm rộ, với hiệu ứng từ quận 1. Tuy nhiên, theo thời gian việc này có dấu hiệu chững lại, tình trạng tái lấn chiếm tiếp diễn.

Theo Sở GTVT TP. HCM, Quyết định 74 sau 10 năm thực hiện đã góp phần quản lý lòng đường, hè phố tốt hơn. Tuy nhiên, có một số tồn tại khiến hiệu quả quản lý, sử dụng hè phố chưa cao.

Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là tình trạng bức xúc ở TP. HCM suốt nhiều năm qua. Nhiều khu vực vỉa hè bị chiếm để làm quán nhậu, kinh doanh, buôn bán khiến người đi bộ phải đi dưới lòng đường.

Thời gian qua, khắp các quận, huyện ở TP. HCM rầm rộ thực hiện chiến dịch dẹp vỉa hè và đạt được những hiệu quả nhất định.

Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của ông Đoàn Ngọc Hải – Phó chủ tịch UBND quận 1, vỉa hè quận trung tâm đã bắt đầu thông thoáng, văn minh hơn. Tuy nhiên, khi ông Đoàn Ngọc Hải cùng các lãnh đạo quận, huyện khác dừng xuống đường xử lý thì vỉa hè lại bị tái chiếm, nhếch nhác, bầy hầy như cũ.

Nhiều người cho rằng, "cuộc chiến" giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở TP.HCM cho rằng, chiến dịch này đã thất bại thảm hại.

Cuộc chiến giành lại vỉa hè ở TP. HCM vẫn chưa có kết quả. 

Từng trao đổi với VTCNews, TS Phạm Sanh cho biết, TP. HCM dẹp vỉa hè như “bắt cóc bỏ dĩa”, không đồng bộ, không có khung pháp lý nên thất bại là điều tất yếu.

“Trong luật giao thông, luật quy hoạch đô thị về vỉa hè rất mơ hồ, không rõ ràng vì không biết được Bộ Giao thông vận tải quản lý hay Bộ Xây dựng quản lý dẫn đến không có khung pháp lý. Để dọn dẹp vỉa hè thành công phải có khung pháp lý. Phải quy định vỉa hè để trong luật nào, nghị định nào và dùng để làm gì.

Phải có những văn bản pháp lý đi liền, tiếp đó là khung kĩ thuật. Từ khung kĩ thuật, các ngành xây dựng, giao thông, kiến trúc bắt đầu vạch ra nhưng quy định vỉa hè cụ thể”, TS Phạm Sanh nói.

Theo TS Phạm Sanh, ngoài khung pháp lý, các bộ, ban, ngành cần ngồi lại đánh giá vì sao quá trình dọn dẹp vỉa hè gần một năm qua lại thất bại, thiếu cái gì, cái gì chưa đúng. Để hiểu rõ hơn, cần có chuyên gia đô thị tư vấn, góp ý.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM đề xuất 1,5m vỉa hè chỉ cho người đi bộ, liệu có khả thi?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới