Thứ năm, 25/04/2024 16:43 (GMT+7)

TP.HCM: Tỉnh lộ 9 bao giờ hoàn tất?

Nhóm PV -  Thứ hai, 05/08/2019 08:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo kế hoạch, việc sửa chữa tỉnh lộ 9 sẽ hoàn thành vào năm 2019, tuy nhiên, đến nay, việc triển khai dự án gặp khá nhiều khó khăn.

Tỉnh lộ 9 (đường Đặng Thúc Vịnh), đoạn từ Lê Văn Khương đến Tô Ký từ lâu đã là điểm nóng về an toàn giao thông. Do đường khá hẹp, lại có nhiều phương tiện lưu thông qua lại nên mặt đường bị hư hỏng, xuống cấp nặng nề, ổ gà ổ voi đua nhau mọc lên làm cho không ít người đi đường ái ngại khi phải di chuyển qua đây. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên tuyến đưởng này.

Đường tỉnh lộ 9 bị hư hỏng nặng, nhiều chỗ trũng lớn nhỏ thường xuyên ngập úng khi có mưa to

Chính vì vậy, vừa qua, Sở GTVT Tp.HCM đã phê duyệt dự án sửa chữa tỉnh lộ 9, giao Khu quản lý giao thông đô thị số 3 làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng rót từ ngân sách Thành phố. Theo kế hoạch, dự án sẽ thực hiện vào cuối năm 2018 và hoàn thành trong năm 2019. Dự kiến dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ giúp giảm tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông trên địa bàn. Người dân sống ở đây cũng có thể dễ dàng kết nối vào trung tâm Thành phố và các quận lân cận, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội cho địa phương.

Dù có chủ trương là vậy, nhưng đến nay, việc triển khai dự án còn khá nhiều khó khăn do vướng phải bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hiện chỉ có vài hộ dân chủ động di dời nhà vào trong, trả lại mặt bằng để bên phía chủ đầu tư có thể tiến hành sửa chữa.

Đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường này

Ngoài ra, phản ánh với Môi trường & Đô thị điện tử, nhiều hộ dân đã tiến hành thi công để dời nhà vào trong cũng tỏ ra khá bức xúc. Theo họ, khi đến Trạm cấp nước số 21, nhiều người phải tự chi khoảng 3-4 triệu đồng để được di dời đồng hồ nước mà không có thêm sự hỗ trợ nào từ phía cơ quan chức năng. Trong khi đó, người dân nơi đây đa phần là dân lao động, rất khó khăn, nên đó là một số tiền khá lớn. Nhiều người đặt câu hỏi, việc thống nhất chi trả kinh phí di dời ống nước, đồng hồ nước cho người dân bị ảnh hưởng có phải bởi dự án đang gặp khó khăn?

Với mong muốn dự án sớm hoàn thiện, phần đông các hộ dân cũng bày tỏ mong muốn chính quyền sở tại xem xét lại giá cả đền bù cho sát thực tế cũng như có mức hỗ trợ hợp lý về việc di dời ống nước, đồng hồ nước cho họ.

Đường tỉnh lộ 9 huyện Hóc Môn (đường Đặng Thúc Vịnh) theo kế hoạch sẽ mở rộng bề mặt đường từ 7-8 m lên 30 m

Được biết, kế hoạch di dời ống nước, đồng hồ nước thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư dự án cấp nước - Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn - TNHH MTV (Sawaco) và ngoài dự án sửa chữa đường này, người dân còn nhận được kế hoạch đầu tư hai ống nước lớn dọc bên đường để có nước sạch sử dụng.

Theo Sở GTVT TP.HCM, căn cứ nhu cầu giao thông trên tuyến và khả năng huy động, cân đối các nguồn lực của thành phố, Sở sẽ phối hợp cùng UBND huyện Củ Chi xem xét, đề xuất đầu tư đồng bộ các tuyến Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 15 theo quy mô được phê duyệt.

Riêng địa bàn huyện Hóc Môn, Sở đã phê duyệt quyết định đầu tư dự án Tỉnh lộ 9 (đường Đặng Thúc Vịnh), đoạn từ đường Lê Văn Khương đến đường Tô Ký, với chiều dài 5,2 km, mở rộng bề mặt đường từ 7-8 m lên 30 m. Đoạn Tỉnh lộ 9 đi qua huyện Củ Chi (từ cầu Rạch Tra đến Tỉnh lộ 8), dài khoảng 5,76 km, cũng được mở rộng bề mặt từ 6-7 m lên 30 m.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Tỉnh lộ 9 bao giờ hoàn tất?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.