Thứ bảy, 20/04/2024 13:55 (GMT+7)

Từ 1/9, Hà Nội đi Hạ Long chỉ còn 90 phút

Văn Chương -  Thứ sáu, 31/08/2018 11:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 1/9, cầu Bạch Đằng chính thức thông xe. Theo đó, thời gian di chuyển từ Hà Nội đi Hạ Long rút ngắn từ 3 giờ 30 phút xuống 1 giờ 30 phút.

Giảm 2 tiếng từ Hà Nội đi Hạ Long

Dự án đầu tư xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao thông cuối tuyến có chiều dài 5,4 km, rộng 25 m, thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 100 km/h. Dự án được khởi công vào tháng 1/2015. Dự án do liên danh Tổng công ty Xây dựng CTGT1 (CIENCO1) - Tập đoàn Trung Nam - Phúc Lộc - Cường Thịnh Thi - Cái Mép - Công Thành - Phương Thành và Tập đoàn SE (Nhật Bản) làm nhà đầu tư theo hình thức BOT.

Riêng cầu Bạch Đằng dài 3 km, kết cấu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, tĩnh không thông thuyền rộng 250 m, cao hơn 48 m, chịu được động đất cấp 8.

Cầu Bạch Đằng chính thức thông xe vào sáng mai, 1/9. Ảnh: Zing.vn.

Công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp do chính kỹ sư, công nhân Việt Nam thi công. Cây cầu không chỉ mang ý nghĩa phát triển kinh tế tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh mà còn nối đôi bờ sông Bạch Đằng lịch sử.

Cầu có ba trụ tháp, trụ tháp giữa cao gần 100 m, trụ tháp hai bên cao gần 95 m với bốn nhịp cầu dây văng. Ba trụ tháp hình chữ H mang ý nghĩa ba chữ cái đầu của tên các thành phố Hạ Long, Hải Phòng và Hà Nội. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng được thực hiện bằng hình thức BOT. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng.

Điều đáng được mong đợi nhất của cầu Bạch Đằng chính là việc rút ngắn thời gian và khoảng cách từ Hà Nội về Quảng Ninh từ 180 km như hiện nay xuống còn 130 km; từ Hạ Long đi Hải Phòng xuống còn 25 km thay vì 75 km. Thời gian từ Hà Nội xuống Hạ Long từ 3,5 tiếng nay chỉ còn 1,5 tiếng.

Cầu dây văng nhiều nhịp lớn thứ 3 thế giới do người Việt thiết kế, thi công

Theo đai diện chủ đầu, cầu Bạch Đằng ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của địa phương. Cây cầu kết nối giao thông thuận tiện với Hải Phòng và Hà Nội, rút ngắn thời gian di chuyển từ thành phố Hạ Long đi Hà Nội chỉ còn một nửa.

Đến nay, cây cầu đã đủ điều kiện để đốt dầm, hợp long, kết nối hai bờ Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư và nhà thầu cũng như đơn vị giám sát đã tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo cầu đạt chất lượng tốt nhất.

Theo đơn vị này, đây là công trình cầu dây văng nhiều nhịp lớn thứ 3 trên thế giới và là biểu tượng về kỹ thuật xây dựng cầu đường mới của Việt Nam. Bởi đây có nhiều yếu tố kỹ thuật cực kỳ phức tạp, một trong hai cây cầu được tổ chức thi công tại Việt Nam.

Cây cầu này đã chứng minh năng lực chuyên môn vượt bậc của các kỹ sư, công nhân Việt Nam. Đến 30/6, cầu Bạch Đằng chính thức thông xe.

Cây cầu dây văng nhiều nhịp lớn thứ 3 thế giới do người Việt tự thiết kế, thi công. Ảnh: Zing.vn.

Trả lời Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI - đơn vị thiết kế dự án) kể, quá trình thiết kế cầu Bạch Đằng, các kỹ sư của TEDI phải giải không ít bài toán khó.

Ngay từ bước lập thiết kế cơ sở, dựa trên phương án đề xuất của nhà đầu tư, các kỹ sư của TEDI đã phải tập trung tìm lời giải cho hàng loạt yêu cầu về giải pháp thiết kế.

“Ban đầu, tư vấn của Nhật Bản đề xuất sử dụng phương án cầu dây văng kết cấu dầm thép của nhà thầu SE. Tuy nhiên, sau khi thiết kế và so sánh, chúng tôi đề xuất phương án vẫn sử dụng cầu dây văng nhưng kết cấu chuyển từ dầm thép sang dầm bê tông nhiều nhịp và đã được nhà đầu tư lựa chọn”, ông Sơn nói.

Vị này nói rằng, iải pháp cầu dây văng kết cấu bê tông nhiều nhịp vừa đảm bảo phù hợp với trình độ thi công của các nhà thầu trong nước, vừa tiết kiệm chi phí và không phụ thuộc vào nguồn cung cấp vật tư nước ngoài.

Ngoài ra, vị trí cầu nằm ở khu vực ngã ba sông Bạch Đằng và sông Cấm, nơi có hệ thống bến cảng dày đặc, tàu thuyền trọng tải lớn thường xuyên qua lại. Theo yêu cầu của Cục Hàng hải VN, công trình phải đảm bảo tĩnh không bên dưới tối thiểu 52m (hệ cao độ hải đồ) với chiều rộng tối thiểu 180m, đồng thời kết cấu trụ cầu phải đảm bảo an toàn kể cả trong trường hợp tàu trọng tải 20.000 DWT trôi va đập vào.

Hơn nữa, dự án nằm ở khu vực gần cửa biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão đổ vào từ biển Đông. Theo số liệu ghi nhận được giai đoạn từ năm 1961 đến nay đã có gần 120 cơn bão đổ bộ vào dải ven biển từ Quảng Ninh - Thanh Hóa với cường độ gió mạnh, ngưỡng cao phổ biến là 40-45m/s (cấp 14), cá biệt có năm lên đến 51m/s (cấp 16) đo được năm 1977, tại trạm khí tượng Phủ Liễn (Hải Phòng).

Cầu Bạch Đằng rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đi Hạ Long chỉ còn 90 phút.

Trong khi kết cấu cầu dây văng là một dạng kết cấu có độ mảnh lớn, rất nhạy cảm với các tác động của gió, bão kết hợp cả mưa. Ngoài ra, công trình còn nằm trong vùng động đất cấp 8, việc xây dựng cầu phải đảm bảo an toàn kể cả trường hợp có xảy ra động đất.

Theo đánh giá của các chuyên gia, với 4 nhịp dây văng, trong đó nhịp chính sông dài 240m, cầu Bạch Đằng là một trong những cầu có khẩu độ nhịp vượt sông lớn nhất hiện nay và là cầu dây văng nhiều nhịp lớn thứ 3 trên thế giới. Hơn nữa, việc thi công một cây cầu kỷ lục như vậy trong 38 tháng được xem là kỳ tích.

Bạn đang đọc bài viết Từ 1/9, Hà Nội đi Hạ Long chỉ còn 90 phút. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ