Thứ ba, 19/03/2024 14:26 (GMT+7)

'Tưởng xe biển xanh, không cần kiểm tra nồng độ cồn'

MTĐT -  Chủ nhật, 19/01/2020 13:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiếc xe biển xanh “thông chốt” CSGT ở Hà Tĩnh được xác định là xe chở Bí thư huyện ủy Nghi Xuân. Bí thư huyện ủy sau đó phát biểu “Tài xế nghĩ xe biển xanh nên không phải dừng kiểm tra".

Liên quan đến vụ tài xế lái chiếc xe biển xanh 38A-0729 chở ông Phan Tấn Linh - Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân, Hà Tĩnh vượt chốt kiểm tra nồng độ cồn khiến dư luận quan tâm. Ngày 18/1, trao đổi với báo Đất Việt, ông Lâm Ngọc Dũng - Phó trưởng phòng tổng hợp - Văn phòng tỉnh ủy hà Tĩnh cho biết:

"Ngày 17/1, tỉnh ủy Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin vụ xe ô tô biển xanh chở Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân không chấp hành hiệu lệnh của CSGT làm nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện biê

Hiện phía huyện ủy Nghi Xuân cũng chưa có báo cáo nội dung vụ việc gửi lên văn phòng tỉnh ủy Hà Tĩnh".

Được biết, tài xế chiếc xe biển xanh trên là anh Nguyễn Hiếu (SN 1979). Trước đó, vào tối 14/1, tài xế Hiếu được phân công chở Ban thường vụ Huyện tham dự một chương trình văn nghệ đón Tết.

Vụ "thông chốt" xảy ra tối 14/1, khi Đội CSGT Công an huyện Nghi Xuân ra hiệu dừng ôtô biển xanh 38A-0729 để kiểm tra nồng độ cồn. Lúc này, tài xế liên tục nháy đèn rồi phóng xe qua chốt.

Trao đổi với Zing, tài xế Hiếu cho biết, tối 14/1 đã chở ông Phan Tấn Linh, Bí thư huyện ủy Nghi Xuân, đi dự chương trình văn nghệ. Trên đường về, tài xế thấy CSGT ra hiệu lệnh dừng xe nhưng vì đang vội và nghĩ tổ công tác dừng xe phía trước nên không dừng lại.

Tài xế Hiếu thừa nhận việc không chấp hành hiệu lệnh CSGT là vi phạm và xin rút kinh nghiệm.

Chiều cùng ngày, Bí thư Huyện ủy Phan Tấn Linh cũng xác nhận tối hôm qua, tài xế lái xe chở ông về sau khi dự một chương trình văn nghệ. “Chắc do tài xế nghĩ xe biển xanh nên không phải dừng kiểm tra”, ông Linh nói.

Ông Linh cũng xác nhận: Thời điểm xảy ra vụ việc, ông có ngồi trên xe ô tô biển xanh nói trên nhưng không có chuyện xe "vượt chốt" kiểm tra nồng độ cồn.

Theo ông Linh: "Đoạn đó (đoạn qua chốt kiểm tra nồng độ cồn) trời tối, lái xe thì phát hiện, còn tôi ngồi xem điện thoại nên không để ý. Quá trình chạy, lái xe nháy đèn vì cứ nghĩ là xe biển xanh của huyện ủy thì không ai vẫy. Lại gần, anh em CSGT mới phát hiện ra là xe của huyện ủy nên vẫy đi chứ không có chuyện “vượt chốt”, “thông chốt”.

Khi được hỏi về việc Công an huyện đang lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng, ông Linh cho biết: "Tôi chưa nắm được".

“Nếu phía Công an đã xử lý hành vi không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng thì Huyện ủy sẽ có hình thức xử lý đối với lái xe này. Tôi sẽ cho Văn phòng Huyện ủy kiểm tra ngay”, ông Linh nói.

Nói về vụ việc, thượng tá Nguyễn Quang Thành, Trưởng công an huyện Nghi Xuân, cho biết tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều phải chấp hành luật giao thông. Nếu là xe ưu tiên phải có còi, đèn.

“Ngay cả tôi cũng phải chấp hành chứ không riêng gì ai cả. Tôi sẽ cho kiểm tra chiếc xe biển xanh đó ngay”, thượng tá Thành nói.

Từ ngày 1/1/2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, người dân TP HCM mong rằng, luật này sẽ được áp dụng và triển khai hiệu quả để hạn chế tối đa những hệ lụy do lạm dụng bia rượu gây ra đối với mỗi gia đình và xã hội.

Song song với việc Luật phòng, chống tác hại của rượu bia cũng có hiệu lực từ 1/1/2020, các mức phạt đối với các hành vi lái xe khi đã uống rượu cũng đồng loạt tăng ở toàn bộ các mức quy định, và ở mức cao nhất (nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1L khí thở). Mức phạt tiền tối đa sẽ tăng từ 18 triệu đồng lên 40 triệu đồng và thời gian tước quyền sử dụng GPLX cũng tăng từ 6 tháng lên gấp 4 lần (24 tháng).

Từ khi có hiệu lực đến nay, lực lượng CSGT trên cả nước đã xử phạt hàng ngàn trường hợp vi phạm.

Để phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị định số 100 trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, năm 2020 và các năm tiếp theo, mới đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 100 với các hình thức đa dạng, phong phú đến mọi tầng lớp nhân dân; đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn của các quy định trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và tính phòng ngừa, cảnh báo giúp nâng cao nhận thức và giảm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về TTATGT tại Nghị định số 100; tổ chức cuộc vận động sâu rộng trong cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe", trong đó cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nêu gương hành động.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết 'Tưởng xe biển xanh, không cần kiểm tra nồng độ cồn'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới