Thứ ba, 23/04/2024 18:12 (GMT+7)

Vì sao trạm BOT Bờ Đậu khó di dời?

MTĐT -  Thứ ba, 12/12/2017 09:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phương án bỏ và di dời trạm thu phí QL3 (trạm Bờ Đậu) lên tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên không khả thi.

UBND tỉnh Thái Nguyên mới đây có văn bản đề nghị Bộ GTVT dỡ bỏ 1 trạm thu giá đặt trên QL3 cũ (Km77+922, QL3 cũ), cho phép nhà đầu tư mở rộng, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đặt trạm tại đây. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư cho biết, phương án này không khả thi.

Trao đổi với VietNamNet chiều qua, ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Chủ tịch HĐTV tập đoàn Cienco4 - đại diện liên danh nhà đầu tư cho rằng, các hạng mục bổ sung chỉ được thực hiện sau khi dự án thu phí hoàn vốn, thông tin trên vietnamnet.

BOT Bờ Đậu khó di dời

Hợp đồng cũ của dự án Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp mở rộng QL3 đến nay vẫn chưa được thực hiện, nên việc huy động vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay từ ngân hàng để đầu tư hạng mục bổ sung mở rộng, hoàn thiện cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên rất khó khăn và không khả thi.

Báo tuổi trẻ cho biết, trước đề nghị của UBND tỉnh Thái Nguyên, nhà đầu tư đã xây dựng 3 phương án đề xuất các cơ quan thẩm quyền xem xét tháo gỡ vướng mắc cho dự án, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Phương án 1 là giữ nguyên 2 trạm thu phí tại dự án gồm 1 trạm đặt trên quốc lộ 3 cũ và một trạm trên quốc lộ 3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới theo hợp đồng đã ký kết; cho phép nhà đầu tư tổ chức thu hoàn vốn trên cơ sở mức giá đã được Bộ Tài chính ban hành và thực hiện phương án miễn, giảm giá cho các chủ xe có hộ khẩu thường trú tại khu vực lân cận trạm thu giá đã được UBND tỉnh Thái Nguyên và nhà đầu tư thống nhất.

Phương án 2 là Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương liên quan quyết định số lượng trạm thu giá, vị trí đặt trạm, mức giá.

Trường hợp phương án tài chính của dự án không khả thi, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ bằng ngân sách vì nếu chỉ thu phí trên tuyến quốc lộ 3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới, không thu phí trên đoạn quốc lộ 3 cũ đã cải tạo thì dự án không thể hoàn vốn do lưu lượng xe có thể thu phí chỉ chiếm 10 - 15% trên tổng lưu lượng của toàn tuyến.

Theo tính toán sơ bộ của nhà đầu tư, nếu dự án chỉ đặt một trạm thu phí trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới thì ngân sách nhà nước phải hỗ trợ cho dự án khoảng hơn 2.000 tỉ đồng mới đảm bảo phương án tài chính khả thi.

Phương án 3 là nhà đầu tư đề nghị Nhà nước mua lại toàn bộ dự án với giá trị gần 3.000 tỉ đồng bao gồm: giá trị tổng mức đầu tư dự án sau khi quyết toán, phần trả lãi vay ngân hàng và phần lợi nhuận đối với phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư bỏ ra.

Đại diện Vụ PPP cho biết, ngay trong tuần này Bộ GTVT sẽ họp để chọn ra phương án khả thi nhất.

Dự án đầu tư tuyến đường Thái Nguyên-Bắc Kạn và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 dài 65Km, trong đó, đoạn Thái Nguyên-Bắc Kạn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, dài 40Km, bề rộng nền đường 12m. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BOT.

Dự án được khởi công từ tháng 9/2014, thông xe từ tháng 3/2017 và được Bộ Giao thông Vận tải nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 5/2017.

T/H

An Nhiên

Bạn đang đọc bài viết Vì sao trạm BOT Bờ Đậu khó di dời?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga
Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Tin mới