Thứ bảy, 20/04/2024 06:19 (GMT+7)

Việt Nam nhờ chuyên gia Nga “giải cứu” cầu Thăng Long

MTĐT -  Thứ tư, 22/08/2018 14:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN mới để xuất 3 phương án xử lý mặt cầu Thăng Long và cho biết đã liên hệ với chuyên gia Nga và nhận được phản hồi hợp tác.

Theo thông tin trên Vietnamfinance, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất 3 phương án xử lý mặt cầu Thăng Long đang bị hằn lún, rạn nứt, hư hỏng khá nặng.

Cụ thể, Tổng cục trưởng tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện đã đề xuất 3 phương án sửa chữa vết nứt trên cầu Thăng Long:

Phương án 1: Sửa chữa tổng thể cả bản thép mặt cầu (tăng độ cứng, tăng khả năng chịu lực cho lớp bản thép trực hướng); khắc phục, tăng cường dính bám, chống trượt lớp bê tông nhựa trên mặt thép theo hướng khôi phục lại nguyên lý thiết kế của Liên Xô trước đây.

Đánh giá về phương án này, ông Huyện cho biết: “Giải pháp này có thể sẽ khắc phục được hết các hư hỏng trên nhưng có nhược điểm là tốn kém kinh phí, kéo dài thời gian, đảm bảo giao thông khó khăn. Trong khi, đường sắt không thể dừng khai thác”.

Phương án 2: Chỉ thí điểm sửa chữa lớp bê tông nhựa mặt cầu như phương án 1, không sửa chữa phần kết cấu thép. Tuy nhiên, phương án này sẽ không xỷ lý được triệt để hiện tượng nứt dọc do bản thép bị mỏi, suy giảm khả năng chịu tải.

Phương án 3: Cho hàn lưới thép trên bản thép mặt cầu, sau đó làm lớp dính bám như phương án 1 và thảm bê tông nhựa (sử dụng loại bê tông nhựa gia cường cốt sợi thủy tinh để cải thiện khả năng chịu kéo của bê tông nhựa).

Cùng với đó, tổng cục ĐBVN đã liên hệ với chuyên gia Nga và đã nhận được phản hồi có thể hợp tác nhưng đề nghị chuyển tài liệu cho họ nghiên cứu trước.

Mặt cầu Thăng Long đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Internet. 

Đồng thời, phía Nga sẽ tổ chức đoàn đi khảo sát tình hình thực tế. Tổng cục đã chuyển một số tài liệu do Tư vấn KEI (được JICA lựa chọn) cho phía Nga để họ nghiên cứu và có giải pháp sơ bộ. Trong quá trình chờ đợi phía Nga nghiên cứu, Cục Quản lý đường bộ 1 tiếp tục duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Bùi Xuân Cậy, nguyên Trưởng khoa Công trình (Đại học Giao thông Vận tải) chia sẻ với VOV rằng, việc sửa chữa sẽ rất khó khăn do đặc thù mặt đường bê tông nhựa được trải trên giàn thép.

“Cầu này được xây dựng toàn bộ bằng kết cầu thép như trụ thép, dầm thép giống cầu Long Biên”, ông Cậy nói.

Theo ông, cơ quan chức năng cần đánh giá kết cấu thép một cách toàn diện trước khi đưa ra phương án sửa chữa. “Cơ quan chức năng cần kiểm định lại kết cấu thép để đánh giá toàn diện. Sau khi đánh giá, có thể kết hợp với các đơn vị tư vấn nước ngoài thử nghiệm một số phương án sửa chữa trên diện tích nhỏ trong vài tháng. Khi đánh giá được phương án khả thi mới tiến hành sửa chữa tổng thể", ông Cậy cho hay.

Vị chuyên gia cũng khuyến cáo, việc sửa chữa cầu Thăng Long sẽ có chi phí lớn nên phải cẩn trọng. “Trước mắt nên sửa chữa nhỏ để đảm bảo phương tiện lưu thông, khi có phương án tối ưu mới triển khai tổng thể”.

Cầu Thăng Long đã được sửa chữa nhiều lần. Năm 2009, Bộ GTVT đã sửa chữa mặt cầu qua công nghệ thi công lớp chống thấm, đỗ bê tông nhựa polymer chống thấm dày 4cm…

Tuy nhiên, Sở GTVT Hà Nội cho rằng những công nghệ đã áp dụng chưa đem lại hiệu quả. Do vậy cần nghiên cứu công nghệ mới sửa chữa cho phù hợp với điều kiện khai thác hiện nay.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam nhờ chuyên gia Nga “giải cứu” cầu Thăng Long. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...