Thứ sáu, 29/03/2024 19:03 (GMT+7)

Nguyên nhân khiến dự án 40ha mở rộng cụm công nghiệp La Phù đổ bể

Vũ Khoa -  Thứ tư, 17/06/2020 15:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện đang có một đơn vị vừa xin mở rộng hơn 9ha để triển khai dự án Thương mại dịch vụ làng nghề. Tuy nhiên, tính khả thi của dự vẫn đang bỏ ngỏ vì nhiều nguyên nhân.

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã gửi tới bạn đọc bài viết "Hoài Đức: Hàng loạt bất cập trong quản lý đất đai tại La Phù", trong bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục gửi tới quý độc giả nguyên nhân khiến dự án cụm công nghiệp La Phù bị đổ bể và những câu chuyện xung quanh.

Dân ngóng dự án như “nắng hạn mong mưa”

Người dân xã La Phù cũng cho biết họ vẫn đang mong mỏi dự án điểm công nghiệp được mở rộng trong suốt bao năm nay. Có đặc thù là là một xã bao gồm các làng nghề sản xuất truyển thông như: dệt may nội địa, xuất khẩu; Sản xuất bánh kẹo, nước ngọt.. nhu cầu về mặt bằng nhà xưởng tại đây là rất lớn.

Chia sẻ với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, một số hộ dân sống tại La Phù cho biết trước đây UBND tỉnh Hà Tây đã cho quy hoạch một điểm công nghiệp có diện tích hơn 10ha. Toàn bộ diện tích này sau đó đã được lấp đầy bằng xưởng sản xuất phục vụ kinh tế của địa phương.

Những tín hiệu tích cực đã ngay lập tức được thể hiện, đời sống người dân đã phát triển rõ rệt. Sau đó, khi có quy hoạch mở rộng mang quy mô diện tích lớn hơn, toàn bộ nhân dân, các doanh nghiệp tại địa phương hết sức phấn khởi chờ đón. Nhưng đến nay, niềm hy vọng đó đã bị tắt ngấm bởi quy hoạch này đã không còn, thay vào đó, nhiều biến động mang tính chất tiêu cực diễn ra.

Mở rộng cụm công nghiệp là mong muốn trong nhiều năm của người dân La Phù.

Đơn kiến nghị của người dân còn lo ngại, cho rằng diện tích đất nêu trên có khi còn bị chuyển đổi mục đích thành dự án đất đô thị để mang lại lợi ích cho một nhóm cán bộ, doanh nghiệp.

“Riêng toàn bộ phần đất còn lại phần chéo đường sắt tiếp giáp với trục đường liên xã, UBND xã cũng tự ý bán chuyển nhượng (tiền đi về đâu cũng không được công khai)”, nội dung kiến nghị có nêu.

Việc quy hoạch điểm công nghiệp thất bại địa phương không dừng lại ở đó, từ nguyên nhân hàng trăm doanh nghiệp không có đất để phát triển sản xuất, mở rộng sản xuất dẫn đến hệ quả là tất cả diện tích đất trồng lúa, xen kẹt xung quanh xã đã bị tự ý mua bán, chuyển nhượng và tự phát biến thành đất sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp "buộc" phải vi phạm vì quá thiếu hụt diện tích sản xuất.

 Vi phạm chồng chéo khiến nhà đầu tư gặp khó

Theo ông Nguyễn Hữu Khoa – Phó chủ tịch UBND xã La Phù thì cụm công nghiệp La Phù được thành lập từ năm 2001. Sau đó, do người dân có nhu cầu nên đã có đề nghị. Từ nhu cầu thực tế nêu trên, xã La Phù và huyện Hoài Đức đề xuất tỉnh Hà Tây (cũ) lập quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp. Đề xuất này được tỉnh Hà Tây đồng ý, lập quy hoạch với diện tích trên 40ha, thực hiện nối liền với cụm công nghiệp 10ha ban đầu.

Dù dự án nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của cả người dân lẫn chính quyền địa phương, nhưng sau khi tỉnh Hà Tây sát nhập vào thành phố Hà Nội thì vẫn đề phân khu đất phát sinh. Thành phố có điều chỉnh về phương án sử dụng đất, và dự án đã thuộc phân khu S4 lõi đô nên điều chỉnh sang đất khác chứ không phải đất công nghiệp.

Tiếp tục chia sẻ với PV, ông Khoa cho hay hiện đang có một đơn vị vừa xin mở rộng hơn 9ha để triển khai dự án Thương mại dịch vụ làng nghề. Tuy nhiên, tính khả thi của dự vẫn đang bỏ ngỏ. Dù mới chỉ trong quá trình khảo sát, chưa được phê duyệt mà chỉ triển khai bước đầu.

Bài toán về quản lý đất đai đang làm khó chính quyền địa phương?

Một trong những nguyên nhân khách quan khiến dự án có thể đổ bể ngay trong trứng nước là tình trạng “náo loạn” trong quản lý sử dụng đất tại khu vực này. Ví dụ như ở khu vực mương cống hóa, ông Khoa cho biết do không phải là đất công, trong khu dân cư nên người dân được phép xây dựng.

Tuy nhiên, kiến nghị của người dân lại cho rằng đất tại các khu vực này được hợp thức sổ đỏ, họ cho rằng cần xem xét lại quá trình cấp sổ để làm rõ có hay không việc cán bộ địa phương có tiêu cực, dẫn đến giá trị đất tăng vọt gấp cả chục lần, gây khó cho công tác GPMB mà doanh nghiệp tham gia dự án mở rộng cụm công nghiệp đang gặp phải.

Bên cạnh đó, Phó chủ tịch UBND xã La Phù thừa nhận tại khu vực cụm công nghiệp mở rộng cũng có nhiều trường hợp vi phạm, tính từ năm 2018, khu vực này có 7 hộ vi phạm, đến nay đã xử lý và còn 3 hộ đang vi phạm. Ông Khoa cho biết, các hộ vi phạm không những không chấp hành mà còn đang kiện lên tận thành phố vì muốn xin chuyển đổi. Những vi phạm này đã diễn ra từ khoảng năm 2007 - 2008, một số hộ bị cưỡng chế vào thời điểm 2018.

Dù đối với trách nhiệm quản lý luôn được tập trung cao ở địa phương, tuy nhiên vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đây cũng được xem là nhiệm vụ thường xuyên, dù vậy vẫn có khi người dân lợi dụng kỳ nghỉ lễ, vắng mặt cơ quan chức năng để vi phạm.

Lãnh đạo UBND xã La Phù cho hay, có trường hợp xử lý một số công trình quây tôn theo phản ánh, dẫn đến người phản ánh vi phạm bị chửi bới, dọa đánh, dọa giết.. Sau vụ việc đó, Công an đã phải vào cuộc xác định xem nếu đúng là dọa giết thì làm rõ hành vi đe dọa giết người. Điều này thể hiện một thực trạng cực kỳ rối loạn ở một địa phương.

Thực tế tại La Phù, các hộ kinh doanh muốn phát triển cũng không có mặt bằng, do đó người dân đang có nhu cầu xin điều chỉnh. Cụm công nghiệp hiện tại bây giờ là cánh đồng, nhưng vấn đề chính sách là rất khó, doanh nghiệp phải tự giải phóng mặt bằng, tự thỏa thuận với người dân”, ông Khoa bày tỏ.

Ngoài những vấn đề về chính sách, giá đất để giải phóng mặt bằng cũng đang bị thôi lên trời khi có sào ruộng bị đòi tới 500 triệu đồng hoặc 10triệu/m. Vì lẽ đó, để trách thất thoát, lãng phí tài nguyên đất đai, một số hộ dân sống tại xã La Phù đã kiến nghị gửi tới UBND huyện Hoài Đức; Sở TN&MT Hà Nội; Sở Xây dựng cùng các cơ quan truyền thông báo chí đề nghị vào cuộc làm rõ.

Bạn đang đọc bài viết Nguyên nhân khiến dự án 40ha mở rộng cụm công nghiệp La Phù đổ bể. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới