Thứ sáu, 26/04/2024 05:36 (GMT+7)

Những sai phạm nào khiến công viên nước Thanh Hà bị tháo dỡ?

MTĐT -  Thứ năm, 16/01/2020 15:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 15/1, lực lượng chức năng quận Hà Đông tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ Công viên nước Thanh Hà (quận Hà Đông, Hà Nội).

Công viên nước Thanh Hà được mở cửa vào ngày 10/6/2019. Nhưng chỉ sau hai ngày hoạt động, một bé trai đã tử vong thương tâm khi vui chơi tại đây.

Chỉ 3 tháng sau, một bé trai khác tiếp tục bị đuối nước tại công viên này. Thời điểm xảy ra vụ đuối nước đầu tiên, công viên nước này chưa hoàn thiện đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý.

Từ đó đến nay, công viên nước được đánh giá là hiện đại nhất Thủ đô phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Cơ quan chức năng quận Hà Đông đã gửi giấy yêu cầu Công viên nước Thanh Hà phải chủ động khắc phục hậu quả cho hành vi vi phạm "tổ chức thi công xây dựng công trình mà không có giấy phép xây dựng" từ ngày 27/11/2019.

Tuy nhiên, quá 15 ngày theo quy định, Công viên nước Thanh Hà đã không thực hiện tháo dỡ theo yêu cầu nên UBND quận Hà Đông đã ra quyết định cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công trình.

Được biết, Công viên nước Thanh Hà được Công ty CP phát triển địa ốc Cienco5 xây dựng trên lô đất A2.2 CCĐT01 thuộc khu đô thị Thanh Hà - Cienco5, phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Quần thể công viên nước Thanh Hà được xây dựng gồm bể bơi bốn mùa và nhà thi đấu đa năng, là khu vui chơi được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại. Phía bên ngoài công viên được thiết kế, xây dựng với kiến trúc như tường thành của tòa lâu đài.

Công viên nước có 9 hạng mục trò chơi mạo hiểm, tốc độ như đường trượt 4 làn, đường trượt xoắn ốc, vòng xoáy khổng lồ, sông lười, hố đen vũ trụ, máng trượt, khu tạo sóng nhân tạo.

Nói về việc cưỡng chế công trình sai phạm này, trao đổi với báo Tuổi trẻ, ông Tống Văn Nga, phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng việc cưỡng chế, phá dỡ công viên nước Thanh Hà là giải pháp xử lý sai phạm trật tự xây dựng đã diễn ra, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Đồng ý rằng hành vi xây dựng sai phép cần phải được xử lý nghiêm khắc để tránh tái diễn nhưng ông Tống Văn Nga cũng khẳng định cần xem lại trách nhiệm của các cơ quan quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông khi một công trình lớn như vậy có thể xây dựng không phép nhưng vẫn được chấp thuận cho vận hành khai thác, rồi sau đó vội vàng đập bỏ.

Cũng theo ông Nga, tình trạng xây dựng không phép do buông lỏng quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, như tại công viên nước Thanh Hà, thời gian qua diễn ra tại nhiều địa phương. hành vi này cần phải được ngăn chặn ngay từ đầu, trường hợp cần thiết buộc phải điều chỉnh lại toàn bộ quy hoạch xây dựng đô thị cho phù hợp, không thể để xây xong rồi đập bỏ, rất lãng phí.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Những sai phạm nào khiến công viên nước Thanh Hà bị tháo dỡ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.