Thứ sáu, 29/03/2024 13:40 (GMT+7)

Quận 2: Trung tâm Hành chính của KĐT sáng tạo phía Đông thành phố

Vi Hằng -  Thứ năm, 17/12/2020 15:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quận 2 là địa bàn rất quan trọng của thành phố và là một bộ phận của Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông và TP Thủ Đức mà TP.HCM đang đề xuất thành lập.

Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng sáng tạo

Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng sáng tạo là định hướng mới của TP.HCM, đặc biệt mong muốn hình thành một khu đô thị sáng tạo nằm trên trục phát triển hướng Đông – Đông Bắc về phía quận 2, quận 9, quận Thủ Đức, hình thành một đơn vị hành chính mới tạm gọi là Thành phố phía Đông hay Thành phố Thủ Đức.

Mục tiêu xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như các khu đại học (đào tạo bậc cao), Khu công nghệ cao (sản xuất tiên tiến), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và kinh doanh). Ngoài ra, khu vực này có hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đã và đang được hoàn thiện như Xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM – Long Thành - Dầu Giây, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng… Do đó, việc sáp nhập 3 quận và hình thành thành phố phía Đông để trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế, với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của TPHCM và vùng Đông Nam bộ.

 Thành phố Thủ Đức

Theo Sở Nội vụ, việc quy hoạch khu đô thị sáng tạo, tương tác phía Đông thành phố cũng phù hợp với định hướng phát triển không gian Vùng TPHCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 và các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 1/8/2018 về Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Thành phố Thủ Đức sẽ ra đời với tổng diện tích 211 km2 và hơn một triệu dân. Dựa trên 3 nền tảng là Khu công nghệ cao quận 9 (nơi tập trung các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước về khoa học, công nghệ), Đại học Quốc gia ở Thủ Đức (nơi đào tạo đại học, nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học với 15 trường đại học trên 100.000 sinh viên) và trung tâm tài chính ở Thủ Thiêm quận 2. Với 10% dân số và diện tích, đây được cho là vùng động lực phát triển của thành phố, ước tính đóng góp 30% GDP của TP HCM, tương đương 4-5% GDP cả nước.

Đồng thời, Thành phố phía đông được định hướng thành 6 trọng điểm sáng tạo, gồm: (1) Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm; (2) Khu thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; (3) Trung tâm công nghệ cao Sài Gòn; (4) Trung tâm công nghệ giáo dục (Đại học Quốc gia TP HCM); (5) Khu công nghệ sinh thái Tam Đa và (6) Khu đô thị tương lai Trường Thọ.

Cơ sở hạ tầng Quận 2 – Yếu tố quan trọng hình thành đô thị sáng tạo

Nằm trong 6 trọng điểm sáng tạo của thành phố Thủ Đức trong tương lai, có hai khu vực hành chính thuộc quận 2 là những điểm sáng trong quy hoạch. Thứ nhất là Thủ Thiêm - Trung tâm công nghệ tài chính TP Thủ Đức – Thủ Thiêm và thứ hai là tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Trong đó, Thủ Thiêm trong nhiều năm nay được quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị hiện đại nhờ lợi thế về vị trí nằm dọc sông Sài Gòn, tiếp giáp với khu vực đô thị lõi trung tâm TP.HCM và được kết nối với nhiều cây cầu bắc qua sông Sài Gòn, được quy hoạch trở thành trung tâm tài chính của TP.HCM. Thứ hai là Khu thể thao và sức khỏe – Rạch Chiếc. Khu vực này được quy hoạch định hướng là nơi kinh doanh thể thao và chăm sóc sức khỏe ở khu vực Đông Nam Á, là khu vực nhấn mạnh tiềm năng của TP.HCM như một điểm đến quốc tế trong y học thể thao, các ngành nghề về thể thao…

Đặc biệt, quy hoạch kết cấu hạ tầng của quận 2 có vị trí huyết mạch trong hệ thống giao thông của thành phố sáng tạo trong tương lai. Đầu tiên là cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Đường cao tốc này bắt đầu tại điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ tại Q.2 chạy về hướng đông 4 km và cắt đường Vành đai II tại nút giao lớn. Tuyến đường này giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa TP.HCM với các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Thời gian từ TP.HCM đi Phan Thiết còn 3 giờ thay vì 5 giờ như trên quốc lộ 1; từ TP.HCM đi Vũng Tàu còn 1,5 giờ, nhanh hơn một giờ so với quốc lộ 51; Thứ hai là tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Đây là động lực lớn cả về kinh tế lẫn thị trường bấtđộng sản mà “Thành phố Thủ Đức” đang có.

Tuyến tàu điện ngầm này được khởi công xây dựng trong năm 2012 và dự kiến hoàn thành năm 2019. Nhưng hiện công trình đội vốn nên dự kiến thời gian hoàn thành vào năm 2021; Thứ ba là hầm chui Mỹ Thủy. Dự án nút giao thông này là dự án giao thông trọng điểm với tổng số vốn gần 2.400 tỉ đồng. Một khi dự án được hoàn thiện sẽ giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hàng hóa vào cảng Cát Lái và kết nối với đường Vành đai 2 từ cầu Phú Mỹ lên đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; Thứ ba là hầm Thủ Thiêm. Đây là hạng mục công trình quan trọng bậc nhất đại lộ Đông Tây đồng thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển khu Đông, đặc biệt hầm sông Sài Gòn còn tạo động lực to lớn cho sự phát triển khu đô thị Thủ Thiêm. Song song đó, cầu Thủ Thiêm 2, nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với khu trung tâm TP.HCM (quận 1) đang dần đến ngày “về đích”. Điều này sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính tại Thành phố, đồng thời giải tỏa áp lực giao thông ở khu Đông.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2020 – 2022, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông phía Đông như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 4mxây dựng đoạn tuyến kết nối từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái); xây dựng đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên 77m (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy) với tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng từ ngân sách.

Bạn đang đọc bài viết Quận 2: Trung tâm Hành chính của KĐT sáng tạo phía Đông thành phố. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới