Thứ năm, 25/04/2024 15:30 (GMT+7)

Quy hoạch trung tâm Đà Lạt: Đánh đổi mảng xanh lấy khách sạn?

MTĐT -  Thứ năm, 27/08/2020 15:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ ngày 14/8 đến 14/9, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND TP Đà Lạt tổ chức trưng bày, lấy ý kiến phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng.

Các phương án kiến trúc vừa triển lãm đã vấp phải phản ứng gay gắt từ dư luận.Theo đó, UBND thành phố đã trưng bày 3 mô hình của ba phương án, lấy ý kiến người dân và du khách về hình thức kiến trúc; giải pháp bảo tồn; sự phù hợp cảnh quan chung và phương án tối ưu.

Phương án 1 Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28 mét so với vị trí ban đầu và thêm không gian vườn thực vật, không gian hội nghị, sự kiện, thương mại, nhà hàng; trong đó, không gian lưu trú được xem sẽ là công trình điểm nhấn tại thành phố ngàn hoa. Đặc biệt chú trọng đến các không gian giành cho các loài hoa, thực vật đặc trưng của miền cao nguyên như mai anh đào, hoa ban trắng, dã quỳ… tạo nên “lá phổi xanh” cho thành phố Đà Lạt.

Phương án 2 giữ lại những mảng xanh hiện hữu; di dời công trình Dinh Tỉnh trưởng về phía Nam và xây các công trình kiến trúc mới. Đồng thời, mở ra 1 khu vườn theo phong cách Pháp. Khu vườn này là khoảng không gian kết nối cho các khối công trình, đồng thời là điểm nhấn cho các khối kiến trúc tổng thể.

Phương án 3 giữ lại 30% khoảng cây xanh Dinh Tỉnh trưởng. Xây dựng tòa nhà lớn bên cạnh, cao hơn 2 lần Dinh Tỉnh trưởng, ngoài ra còn các khối nhà được làm bán hầm, phủ trên là cây xanh. Công trình này được lấy cảm hứng từ những kiến trúc đặc sắc của Đà Lạt tạo nên nét hài hòa về kiến trúc, nhưng vẫn mang vẻ đẹp hiện đại đương thời.

Dinh Tỉnh trưởng Đà Lạt. Ảnh: Internet.

Phá bỏ di sản

Theo báo CAND, trong một lần tham gia đóng góp ý kiến quy hoạch tổng thể Đà Lạt và vùng phụ cấn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cách đây gần 10 năm, kiến trúc sư (KTS) Hoàng Đạo Kính từng nói: “Cũng may chúng ta chưa làm được gì nhiều cho Đà Lạt!..”.

Ông ngụ ý trách móc, so với nhiều thành phố khác, Đà Lạt còn chậm phát triển. Nhưng, chính cái “chưa làm được gì nhiều cho Đà Lạt” ngày nay lại trở thành một ưu điểm đặc biệt của thành phố này. Theo ông Kính, hiếm có thành phố nào ở nước ta còn bảo tồn được những công trình kiến trúc nguyên vẹn như Đà Lạt. Bảo tồn khu vực trung tâm Đà Lạt là điều vị kiến trúc sư này muốn nhấn mạnh khi đóng góp ý kiến quy hoạch mở rộng Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bày tỏ ý kiến về 3 phương án trên, chia sẻ với báo Người lao động, ông Nguyễn Hàng Tình, người đã gắn bó với Đà Lạt gần 30 năm, khẳng định tất cả quy hoạch của Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đây có một ý được nhắc lại nhiều lần, đó là hạn chế xây dựng ở khu trung tâm, đưa những hoạt động kéo giãn dân cư ra bên ngoài để bảo vệ, chỉnh trang khu trung tâm. Tuy nhiên, hoạt động như bây giờ là không đúng theo chỉ đạo của trung ương.

Dinh Tỉnh trưởng nằm trên ngọn đồi cao nhất ở trung tâm Đà Lạt. Hơn 100 năm trước, người Pháp khi xây dựng biệt thự này đã tính đến sự hài hòa của tổng thể Đà Lạt và cũng là một di tích kiến trúc rất quan trọng. Bây giờ, nếu xây dựng một khối nhà cao tầng ở trên ngọn đồi này sẽ phá vỡ toàn bộ sinh cảnh nơi đây. Trước đây, Viện Nghiên cứu Kiến trúc (Bộ Xây dựng) đã đề xuất xem đây là công trình kiến trúc phải được bảo tồn. Đặc biệt, với Đà Lạt, giá trị kiến trúc Pháp có ý nghĩa rất quan trọng, như nguồn sữa để nuôi sống ngành du lịch một cách bền vững.

"Trong hội thảo kiến trúc Đà Lạt vào tháng 4/2004, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó vừa mới nghỉ hưu đề nghị tất cả kiến trúc giá trị của Đà Lạt phải được bảo tồn. Riêng tỉnh Lâm Đồng cũng đang hướng Đà Lạt trở thành TP di sản. Di sản của Đà Lạt là quỹ kiến trúc Pháp. Vậy thì vì sao lại phải đập đi, xóa bỏ đi những công trình kiến trúc mang đậm nét kiến trúc Pháp như Dinh Tỉnh trưởng?" - ông Nguyễn Hàng Tình băn khoăn.

Đừng đánh đổi vì lợi ích trước mắt

Kiến trúc sư Đặng Phan Lạc Việt (TP.HCM) cho rằng, một mảng xanh hiếm hoi còn sót lại giữa trung tâm Đà Lạt sẽ biến mất khi một trong ba phương án này được thực hiện. Tỉnh Lâm Đồng và TP. Đà Lạt cần phải bảo vệ những không gian xanh là lá phổi của phố núi, phải bảo vệ kiến trúc di sản độc đáo của Đà Lạt.

Còn theo TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn, ở đâu cũng vậy, nhà đầu tư thường chỉ muốn xây cao ốc trong những khu vực đô thị hiện hữu vì họ được hưởng lợi hạ tầng, dân cư có sẵn. Nếu nhà quản lý chỉ thấy lợi ích trước mắt mà quên rằng sau đó phải tốn rất nhiều ngân sách để cải tạo các khu vực xung quanh, thì gánh nặng trách nhiệm sẽ đổ dồn lên vai các nhà lãnh đạo thế hệ sau.

Đà Lạt nhìn từ trên cao.

Nhìn ở góc độ đa ngành, có thể thấy sau một thế kỷ phát triển đô thị, không gian khu Hòa Bình đã đạt đến một tỉ lệ bão hòa. Vì thế, nên chỉnh trang để trả lại không gian xanh, thay vì cao tầng hóa. Nếu không, khu Hòa Bình sẽ kẹt cứng về không gian cũng như hạ tầng, giao thông.

Ông cho rằng, Đà Lạt có thể làm những khu nhà cao tầng, nhưng cần phải chọn những vị trí mới để quy hoạch bài bản từ đầu. Hoàn toàn không nên xâm phạm vào 3 vị trí như khu di sản Pháp (đường vòng kéo dài từ đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ), khu di sản để lại nhiều dấu ấn lịch sử của người Việt (ấp Ánh Sáng, khu Hòa Bình) và khu di sản thiên nhiên (hồ Xuân Hương, đồi Cù).

Bởi lẽ, tư duy đó sẽ khiến chúng ta đánh mất nhiều công trình di sản, bị phá bỏ để xây mới. Sau đó là những không gian di sản khi công trình mới xây lên không đồng bộ, phá vỡ bố cục không gian chung.

Không chỉ vậy, nhiều người cảm thấy Đà Lạt ngày càng kẹt xe, ùn tắc giao thông hơn trước. Đó là cảnh báo sớm cho thấy, nếu việc cao tầng hóa khu Hòa Bình và lân cận với các phố thương mại phức hợp được tiến hành. Và khi đô thị mất đi bản sắc là sự bình yên vốn có, du khách sẽ ít nhiều vơi dần tình cảm với TP.Đà Lạt. Khó nói được về thiệt hại của địa phương du lịch này.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Quy hoạch trung tâm Đà Lạt: Đánh đổi mảng xanh lấy khách sạn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.