Thứ bảy, 20/04/2024 02:16 (GMT+7)

Rạng Đông không nằm trong danh sách phải di dời trước năm 2020

MTĐT -  Thứ ba, 12/11/2019 12:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong số 113 cơ sở phải di dời, Hà Nội loại bỏ 32 cơ sở và bổ sung 9 cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng đất do không phù hợp với quy hoạch...

Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ tháng 9/2017, Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Quy hoạch và Kiến trúc, UBND 12 quận rà soát kỹ từng cơ sở sản xuất phải di dời theo 3 nhóm: Nhóm cơ sở phải di dời do gây ô nhiễm môi trường nặng; nhóm gây ô nhiễm môi trường nhưng có thể khắc phục bằng các biện pháp công nghệ; nhóm cơ sở sản xuất phải di dời theo quy hoạch xây dựng.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo TP Hà Nội, kết quả thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn thành phố còn chậm do doanh nghiệp không muốn di chuyển ra xa nội thành; năng lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư thay đổi công nghệ sạch…

Sở Tài nguyên và Môi trường đã thiết lập hồ sơ danh mục 113 cơ sở công nghiệp đề xuất di dời do không phù hợp với quy hoạch xây dựng. Trên cơ sở đó, tổ công tác liên ngành đã rà soát phân loại, loại bỏ 32 cơ sở và bổ sung 9 cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng đất do không phù hợp với quy hoạch.

Đáng chú ý, trước đó, theo báo cáo của UBND Hà Nội về lộ trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường gửi Bộ Xây dựng hồi tháng 6, cơ quan này cho biết, theo kế hoạch vạch ra năm 2016, đến năm 2020 sẽ có 117 cơ sở sản xuất phải di dời khỏi địa bàn 12 quận.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 113 cơ sở chưa thể di dời ở quận Đống Đa (113), Ba Đình (2), Cầu Giấy (2), Hai Bà Trưng (16), Hoàn Kiếm (6), Hà Đông (29), Bắc Từ Liêm (6), Thanh Xuân (9), Nam Từ Liêm (2), Hoàng Mai (11), Long Biên (17).

Trong danh sách nhà máy thuộc nhóm gây ô nhiễm môi trường của UBND thành phố Hà Nội có Công ty Cổ phần Xây lắp và Cơ khí Cầu Đường (Trần Quý Cáp), Công ty Thuốc lá Thăng Long (Nguyễn Trãi)....

Riêng Công ty Rạng Đông - nơi vừa xảy ra vụ cháy gây thiệt hại và ô nhiễm môi trường mới đây không nằm trong nhóm này.

Tại hội nghị phản biện do Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức mới đây, các ý kiến đều cho rằng: Việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành là cần thiết, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội nói chung và của Thành phố nói riêng.

Tuy nhiên, để việc xử lý di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực 12 quận một cách đồng bộ, đảm bảo tính nhất quán, công bằng, đề nghị UBND TP có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho di dời cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch của các bộ, ngành thuộc Trung ương đóng trên địa bàn 12 quận thuộc Thành phố.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Rạng Đông không nằm trong danh sách phải di dời trước năm 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...