Thứ sáu, 26/04/2024 04:42 (GMT+7)

TP. HCM có 65 biệt thự cũ cần bảo tồn

MTĐT -  Thứ ba, 10/09/2019 11:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết có 65 biệt thự cũ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 (cần bảo tồn) ở TP.

Theo thông tin trên báo Pháp luật TP.HCM cho biết, tính đến hết tháng 8 năm nay, với gần 900 trường hợp được đề nghị phân loại, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết có 65 biệt thự cũ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 (cần bảo tồn) ở TP.

Cụ thể, báo cáo mới nhất về công tác phân loại biệt thự cũ gửi UBND TP.HCM, Viện Nghiên cứu phát triển TP cho biết tổng số trường hợp được đề nghị phân loại biệt thự cũ từ các chủ sở hữu và cơ quan chức năng liên quan là 898 biệt thự.

Sau khi đã họp thẩm định theo các tiêu chí của ủy ban đưa ra, Viện Nghiên cứu phát triển TP cho biết có 16 biệt thự thuộc nhóm 1 (các biệt thự cũ có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ), 49 biệt thự thuộc nhóm 2 (biệt thự cũ không thuộc nhóm 1 nhưng có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa).

Nhóm 1 và nhóm 2 là những biệt thự cần bảo tồn theo nguyên tắc giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng, độ cao (theo tiêu chí của UBND TP.HCM ban hành tháng 9/2018).

Ngoài hai nhóm này, kết quả phân loại của Viện Nghiên cứu phát triển cho biết nhóm 3 có 17 biệt thự, ngoài ra còn có bốn biệt thự không thuộc đối tượng biệt thự cũ hoặc từng là biệt thự cũ đã biến mất. Còn lại bảy biệt thự được đề nghị xem xét lại kết quả thẩm định, 780 biệt thự chưa đủ điều kiện trình thẩm định do nhiều lý do khác nhau.

Trong quỹ di sản kiến trúc của TP.HCM, các biệt thự cũ theo phong cách kiến trúc Pháp có vai trò quan trọng do chiếm tỷ lệ lớn về số lượng (khoảng hơn 1.000 biệt thự), chủ yếu được xây dựng trước năm 1954, tập trung ở khu vực quận 1 và quận 3 (Sài Gòn cũ), quận 5 và quận 6 (Chợ Lớn cũ), quận Bình Thạnh (Gia Định cũ).

Các biệt thự này có giá trị về kiến trúc - nghệ thuật, cảnh quan đô thị và lịch sử - văn hóa, góp phần tạo nên bản sắc và bề dày văn hóa đô thị. Các biệt thự cũ thường nằm trên khu đất rộng (vài trăm đến vài ngàn mét vuông) tại vị trí đắc địa trên các tuyến đường đẹp ở khu vực trung tâm lịch sử của TP.HCM.

Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều đại gia bất động sản bỏ ra hàng trăm tỉ đồng mua lại căn biệt thự cổ chỉ vì giá trị khu đất và tìm mọi cách đập bỏ. Trong khi chủ nhân thật sự muốn bảo tồn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực sửa chữa.

Điển hình, căn biệt thự cổ ở địa chỉ 12 Lý Tự Trọng, quận 1 đã đập bỏ sau đó là công trường xây dựng khách sạn cao hàng chục tầng do ông Nguyễn Văn P. và bà Trần Thị L. làm chủ đầu tư.

Căn biệt thự ở số 8 đường Bãi Sậy, quận 6 hơn 100 năm tuổi, rộng gần 1.000 m2 với kiến trúc của Pháp, được mệnh danh “biệt thư Phương Nam Chợ Lớn". Tuy nhiên, chủ nhân không có tiền trùng tu nên khiến biệt thự xuống cấp nghiêm trọng.

Trước đó, ngày 31/3, UBND TP. HCM đề nghị Viện nghiên cứu Phát triển TP. HCM phối hợp các bộ, ngành, Hiệp hội Bất động sản, chuyên gia, người dân lấy ý kiến về việc vừa bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị vừa hài hòa lợi ích của chủ sở hữu.

Qua đó, bàn hành cơ chế “chuyển quyền phát triển bất động sản" (Transfer of Development Right - TDR) nhằm giữ lại các công trình cổ.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TP. HCM có 65 biệt thự cũ cần bảo tồn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.