Thứ tư, 24/04/2024 18:26 (GMT+7)

TPHCM lập đoàn kiểm tra dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng: CĐT nói gì?

MTĐT -  Thứ năm, 06/09/2018 15:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ đầu tư “siêu” dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng cho biết, đây là hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc kỹ thuật hoặc liên quan đến pháp lý dự án như khối lượng.

Mới đây, Văn phòng UBND TP. HCM đã có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến liên quan đến dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) sau buổi làm việc với chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Trung Nam.

Theo đó, ông Trần Vĩnh Tuyến đã đề nghị Công ty TNHH Trung Nam khẩn trương cung cấp toàn bộ hồ sơ cho đoàn Kiểm tra để giám sát, đánh giá dự án đầu tư, phục vụ công tác thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư theo đúng quy định.

UBND TP. HCM cũng đã có quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra đánh giá dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) theo hình thức hợp đồng BT.

Các vấn đề khác của dự án như tạm ứng cho nhà thầu, thay đổi tiêu chuẩn vật liệu thép cho hạng mục cơ khí cửa van, thay đổi thiết kế cống kiểm soát triều Mương Chuối, đề nghị giảm chi phí lưu kho của Công ty TNHH Trung Nam BT 1547…, Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến giao các sở ngành làm việc với các đơn vị liên quan để rà soát, nghiên cứu; báo cáo, đề xuất UBND TP giải quyết.

TP. HCM lập đoàn kiểm tra dự án chống ngập 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Internet. 

Về phía Tập đoàn đoàn Trung Nam (nhà đầu tư dự án chống ngập) cho biết đến nay, tiến độ dự án vẫn đạt 72% (bằng với thời điểm tạm ngưng dự án vào cuối tháng 4/2018).

Hiện, UBND TP. HCM đã thực hiện ký phụ lục 02A, tuy nhiên hồ sơ các hạng mục lớn khác liên quan đến cống Mương Chuối và tiêu chuẩn thép vẫn chưa được chính quyền thành phố xác nhận. Ngoài ra, hiện ngân hàng tài trợ vốn BIDV đang có đề xuất thành phố giải quyết các khoản chi phí tài chính phát sinh, do vấn đề tạm dừng dự án gây ra.

Theo đơn vị này, dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM là dự án lớn, trong quá trình triển khai thực thế phát sinh và cần có những thay đổi phù hợp với thực tế hiện trường. Mặc dù đã được UBND thành phố đồng ý chủ trương nhưng về mặt thủ tục pháp lý cần điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi cho phù hợp.

Nói về việc UBND TP. HCM thành lập đoàn kiểm tra, nhà đầu tư cho biết đây là hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc kỹ thuật hoặc liên quan đến pháp lý dự án như khối lượng, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo thành phố để giải quyết và tái khởi động trong thời gian sớm nhất.

Về vấn đề tự ý thay đổi tiêu chuẩn vật liệu, đại diện Trung Nam cho biết ngày 22/8, bằng văn bản 2280, Sở NN-PTNT một lần nữa tái khẳng định tính phù hợp khi thay đổi tiêu chuẩn vật liệu thép chế tạo cửa van các cống, đồng thời kiến nghị UBND TP có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước và liên danh Tư vấn giám sát hợp đồng khẩn trương kiểm tra hồ sơ và xác nhận khối lượng thi công hoàn thành hạng mục lắp đặt cửa van các cống kiểm soát triều của chủ đầu tư theo đúng quy định.

Ngoài ra, việc điều chỉnh tiêu chuẩn thép đã được các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra cùng rà soát và thống nhất với các sở, ban, ngành nhằm đảm bảo tính phù hợp với các công trình thủy lợi.

Trong báo cáo vừa gửi Thủ tướng Chính phủ về những vướng mắc dự án đang gặp phải, UBND TP nhấn mạnh nếu bổ sung các hạng mục: cầu giao thông Cống Mương Chuối, công suất bơm giai đoạn 2, có khả năng tổng dự toán công trình sẽ tăng so với tổng vốn đầu tư được duyệt, vượt 10.000 tỉ đồng trở thành dự án quan trọng quốc gia phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội xem xét.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TPHCM lập đoàn kiểm tra dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng: CĐT nói gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.