Thứ sáu, 19/04/2024 17:35 (GMT+7)

TP.HCM với giải pháp đô thị hoá mở rộng, kéo giãn dân cư

Đỗ Thảo -  Thứ tư, 05/05/2021 08:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với tốc độ phát triển nhanh dân cư và nhập cư từ các nơi trong và ngoài nước, bài toán kéo giãn dân cư và nhập cư ra vùng ven là một quyết định mang tính quốc sách tại TP.HCM.

Nhiều năm qua và đặc biệt là 10 năm trở lại đây, TP. Hồ Chí Minh, nơi từng được mệnh danh Hòn ngọc của Viễn Đông luôn là một thành phố nhộn nhịp, thu hút người dân đến từ mọi miền đất nước, kể cả trong và ngoài nước. Nơi đây luôn thu hút các nhà đầu tư vì có các cụm công nghiệp lớn. Từng bước hiện đại hoá, công nghiệp hoá, các bước đột phá của thành phố luôn là bước đi tiên phong trong mọi lĩnh vực kinh tế và phát triển đô thị.

Cụm Y tế kỹ thuật cao Tân Kiên- Bình Chánh

Thành phố Thủ Đức thành lập với diện tích 211,56 km2 và dân số lên đến 1.013.795 người. Với quy mô này, việc giãn dân ra các vùng ven, vùng lân cận thành phố HCM và cả vùng giáp ranh các tỉnh là yếu tố rất quan trọng cho việc giao thương, phát triển kinh tế, giảm áp lực về mật độ dân số cho thành phố HCM, tạo bước đệm phát triển kinh tế đô thị giãn và phù hợp với định hướng phát triển lâu dài theo chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như của Đảng bộ thành phố.

Quyết tâm thu hút đầu tư và giãn mật độ dân cư

Với quyết tâm này, TPHCM sẽ có nhiều quận cửa ngõ thành phố trong tương lai rất gần như huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và  Cần Giờ. Trong những năm qua các địa phương huyện lỵ này đã và đang có tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều khu đô thị, hạ tầng cơ sở, tuyến cao tốc đã và đanhg hình thành. Trình độ dân trí , đời sống nhân dân, lối sống đô thị đã được hình thành và không khác biệt nhiều so với các quận nội thành. Đây là yếu tố quyết định cho việc giãn mật độ dân cư từ khu trung tâm ra các vùng ven đô thị thành phố, giảm tải về giao thông, giao thương, tạo ra bức tranh đep, phong phú , đa dạng , kịp thời cho TPHCM và tạo đà cho việc phát triển kinh tế theo tầm nhìn công nghệ hiện đại hoá số 4.0.

Dự kiến, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè sẽ lên quận trước 2025 hoặc thành phố trực thuộc thành phố, huyện Củ Chi và Cần giờ thành quận giai đoạn 2025-2030.

Khu trung tâm hành chính Tân Túc- Bình Chánh

Theo đánh giá sơ bộ của Sở Nội vụ TPHCM; huyện Hóc Môn với diện tích hơn 109 km2 , dân số hơn 462.800 người, đạt 6/6 tiêu chí về trình độ phát triển kinh tế- xã hội; 21/21 tiêu chí về phát triển cơ sở hạ tầng.

Cũng theo thứ tự đó, các chỉ số, thông số này ở huyện Bình Chánh là: 252,6    km2, 711.262 người, 6/6 và 18/21; Nhà Bè: 100,4 km2, 207,766 người, 5/6 và 18/21; Củ Chi là 434,7 km2, 468,269 người, 4/6 tiêu chí và 16/21 tiêu chí.

Chỉ riêng huyện Cần Giờ với  diện tích 704,45 km2; 73.278 người, 3/6 và 15/21 tiêu chí; chưa đạt 50% dân số theo quy định.

Theo các tiêu chí của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về điều kiện thành lập quận huyện, sau động thái này của Sở Nội vụ, các cơ quan đơn vị liên quan sẽ rà soát, đánh giá hiện trạng từng loại tiêu chí, dân số, diện tích, số đơn vị hành chính, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị để các huyện đạt, đảm bảo đủ điều kiện để thành lập quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố.

Với quyết tâm cao của chủ trương này, việc kéo giãn nhanh dân cư ra các vùng ven thành phố trong những năm kế 2021 là rất khả quan, phù hợp với bức tranh chung về phát triển kinh tế-đời sống hiện đại cho người dân và thành phố trong giai đoạn 10 năm (2021- 2030).

Bình Chánh, dự kiến đến năm 2025 số hộ còn sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 0,4 tổng số hộ. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất;  huyện Bình Chánh là cửa  ngõ của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu long, sở hữu các cụm, khu công nghiệp lớn tại TPHCM với lực lượng lao động dồi dào. Mỗi năm thu hút 30.000 dân nhập cư cũng như việc đô thị hoá tại huyện Bình Chánh phát triển rất nhanh từng ngày từng giờ.

Với vai trò trung tâm đầu não, khu trung tâm hành chính của huyện Bình Chánh toạ lạc tại trung tâm thị trấn Tân Túc, khu này ngoài cơ sở hạ tầng hành chính còn có công viên kiểu mẫu rộng 2ha, dự án nhà ở gần 2000 căn hộ. Các cung đường thương mại, sầm uất có đường Nguyễn Hữu Trí, đường Tân Túc…

Nối liền quốc lộ 1, tỉnh lộ 10, quốc lộ 50, cao tốc TPHCM- Trung Lương, trong tương lai sẽ hình thành đường sắt cao tốc TPHCM- Cần Thơ trị giá 10 tỉ USD.

Sự phát triển hạ tầng giao thông đô thị giúp Bình Chánh liên kết di chuyển  nhanh với Thủ Thiêm, Phú Mỹ Hưng chưa đầy 20 phút.

Sức hút từ khu hành chính kiểu mẫu cảu Bình Chánh cũng như hạ tầng cơ sở đã kéo theo hàng loạt các dự án bất động sản (BĐS) dịch chuyển theo, tạo ra sự liên hoàn trên chuỗi đô thị hoá khu vực Tây thành phố. Giản nở mật độ dân cư tại chỗ cũng như dân nhập cư hàng năm địa bàn huyện.

Tăng trưởng mang tính đột phá thu hút dân cư dịch chuyển vùng ven

Khi Bình Chánh lên quận, tâm điểm sẽ thu hút đầu tư trên mọi lĩnh vực, hứa hẹn sẽ tập hợp, là tâm điểm cho các loại hình dịch vụ, kích thích thị trường BĐS tăng giá, phát triển và thu hút, tập trung dân cư đông đúc.

Không chỉ riêng Bình Chánh, các vùng đô thị lân cận đã và đang phát triển trong nhiều năm, Phú Mỹ Hưng là một thí dụ; trước năm 1998, nơi đây hoang sơ, gía đất chỉ có 2 đến 4 triệu đồng/ m2. Sau nhiều năm, khi hành thành được khu trung tâm hành chính - tài chính kiểu mẫu, giá đất tại Phú Mỹ Hưng đã vượt ngưỡng 250 triệu đồng/m2.

Hay như KĐT mới Thủ Thiêm khi chưa hình thành, giá đất chỉ có 150- 200 ngàn đồng/m2. Giờ đây, khi đã hình thành, giá đất khu vực này đã vọt lên 250-300 triệu đồng/m2. Thu hút nhiều nhà đầu tư, dân cư tập trung nơi đô thị mới đáng sống.
Định hướng, phát triển đô thị vùng ven là bài toán phức hợp, giải pháp hay và có nhiều giải pháp thực tế, hữu dụng, nhằm phát triển khu dân cư ven thành phố. Từ đó, không chỉ có các khu trung tâm thành phố sầm uất, như quận 1, quận 3..vv  phát triển mà còn có các khu trung tâm đô thị mới từ các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè...cũng phát triển mở rộng theo đúng định hướng từ nay cho đến 2030.

Hy vọng, kì vọng một không gian sống, một sự phát triển về kinh tế hạ tầng, giao thông đô thị liên kết thuận lợi từ những những nơi quy hoạch mới,  tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước mở rộng sản xuất, kinh doanh, hợp thương dịch vụ, nâng tầm phát triển kinh tế thành phố,  tạo bước đột phá mới cho chính sách giãn dân đến những vùng kinh tế ngoại thành đáng sống.                                                                             

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM với giải pháp đô thị hoá mở rộng, kéo giãn dân cư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...