Thứ tư, 24/04/2024 17:59 (GMT+7)

Vì sao người dân phản đối đường đi bộ lát gỗ lim ở Huế?

Nguyễn Hiền -  Thứ sáu, 02/03/2018 17:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày gần đây, việc xây dựng tuyến đường đi bộ lát gỗ lim ven bờ Nam sông Hương ở TP.Huế chính thức được triển khai đang trở thành tâm điểm của dư luận ở Huế.

Theo tìm hiểu, tuyến đường đi bộ lát gỗ lim ven bờ Nam sông Hương ở TP.Huế đã chính thức được triển khai xây dựng. Hiện đơn vị thi công đang tiến hành các công đoạn đóng hàng loạt cọc bê tông xuống sông Hương và tiến hành đổ dầm bê tông.

Theo dự toán từng được công bố, công trình có tổng kinh phí đầu tư 64 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là hơn 53 tỷ đồng, còn lại là kinh phí dự phòng. Việc thi công sàn gỗ sẽ tốn khoảng 3.518m2 gỗ lim. Với đơn giá 12 triệu đồng/m2, tổng kinh phí cho riêng việc lát sàn gỗ là hơn 42 tỷ đồng.

Tuyến đường đi bộ này sẽ được xây dựng với chiều dài 380m, kết nối phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đoạn từ cầu Trường Tiền đến công viên Lý Tự Trọng. Để làm tuyến đường này, lực lượng thi công đóng cọc bê tông xuống sông Hương sau đó đổ dầm bê tông, phía trên được lát sàn bằng gỗ lim rộng 4m, có hệ thống lan can bảo vệ. 

Phối cảnh đường đi bộ dọc sông sông Hương (TP Huế) lát bằng gỗ lim.

 Sau khi dự án chính thức được khởi công, dư luận ở Huế đã đưa ra những ý kiến trái chiều.

Anh Hải, một người dân sống ở TP.Huế cho biết: Huế lâu nay vẫn cổ hủ không có gì nỗi bật, việc xây dựng tuyến đường đi bộ lát gỗ lim ven bờ Nam sông Hương là một điểm nhấn quan trọng, giúp thu hút được nhiều khách du lich có nơi vui chơi và tham quan. Huế cần phải có những điểm nhấn như vậy mới có nhiều người biết đến.

Cũng theo anh Hải: Vật liệu gì cũng có tuổi thọ của nó, khi đến thời gian nhất định cũng xuống cấp thôi, việc lát bằng gỗ lim sẽ tạo được sự thân thiện với môi trường hài hòa với tổng thể. Nếu thay bằng bêtông, sắt cũng được nhưng nó sẽ không đảm bảo được sự hài hòa về tổng thể vùng đất Cố Đô.

Tiếp tục chủ đề trên, chúng tôi có cuộc trò chuyện với bà Thủy- một cán bộ hưu trí trong lĩnh vực giáo dục mầm non ở trường Vĩnh Ninh, (TP.Huế). Bà Thủy chia sẻ: Làm đường đi bộ như vậy là tốt, nó như một điểm nhấn bên sông, thu hút nhiều du khách “nhưng” với khí hậu và thời tiết ở Huế, tôi không biết lát gỗ cách mặt nước sông bao nhiêu việc lát gỗ lim giũa thời tiết nắng mưa như vậy thì quá lãng phí.

“Nếu làm bằng bê tông thì sẽ hợp lí hơn, bây giờ hỏi ai họ cũng nói thế thôi”, bà Thủy cho biết thêm.

Anh Phan Văn Qúy, người làm nghề thợ mộc lâu năm cho rằng, lót gỗ lim ven bờ Nam sông Hương rất lãng phí vì độ bền không được lâu.

Trong khi đó, ông Trần Hùng (58 tuổi) cán bộ lâm nghiệp đã nghĩ hưu cho hay: Nếu tuyến đường đi bộ đó được làm bằng bêtông, cốt thép thì sẽ được lâu dài hơn thay vì lát bằng gỗ lim, và cũng sẽ hạn chế được một khoản chi phí lớn.

Đi sau đó, chị Hồ Thị Hằng (38 tuổi) là người thường xuyên đi thể dục ở công viên Lý Tự Trọng nói thêm: Trong lúc Huế mình còn nhiều tuyến đường cần được nâng cấp và sữa chữa, nhiều hoàn cảnh cần giúp đỡ mà làm như vậy thì quá lãng phí. Ở đây mình thấy lát gạch như vậy là được rồi, chứ lát bằng gỗ lim về độ bền sẽ không bằng sắt thép được.

Là người làm nghề thợ mộc lâu năm, anh Phan Văn Qúy bày tỏ: nói về độ bền thì lim Nam Phi sao mà bằng lim Việt Nam và Lào được, thay vì sử dụng được mấy chục năm nếu lát gỗ lim Nam Phi thì tuổi thọ xuống còn tầm 10 đến 15 năm.

“Cái này cần phỉa nghiên cứu để làm lại, chứ làm như vậy thì quá lãng phí”, anh Qúy cho biết thêm.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao người dân phản đối đường đi bộ lát gỗ lim ở Huế?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.