Thứ sáu, 19/04/2024 14:35 (GMT+7)

'Siêu ủy ban' xin 'đất vàng' xây trụ sở: Tránh biệt đãi

PHAN NGÂN -  Thứ tư, 17/04/2019 13:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước đề xuất của "siêu ủy ban" lấy 1,5 - 2,5ha đất tại Tây Hồ (Hà Nội) để xây dựng trụ sở, chuyên gia nhận định các cơ quan chức năng phải xem xét một cách công bằng, tránh để có sự biệt đãi.

Đề xuất sở hữu địa thế “khủng” 

Mới đây, thông tin Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau gọi tắt là Ủy ban) gửi văn bản tới Bộ Xây dựng đề nghị bộ này xem xét việc báo cáo Thủ tướng chấp thuận chủ trương xây dựng trụ sở mới tại Tây Hồ khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Theo đó, do cơ sở cũ tại số 8, Khúc Hạo, Ba Đình là biệt thự cổ đã xuống cấp nên Ủy ban đề xuất bố trí đất xây dựng trụ sở tại khu vực Tây Hồ Tây, Hà Nội với quy mô khoảng 1,5 - 2,5 ha. Hình thức đầu tư dự án theo loại hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT).

Trụ sở tại số 8 Khúc Hạo của Ủy ban.

Quyết định này của “siêu ủy ban” được đưa ra sau khi Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng 3 phương án di dời trụ sở 13 bộ, ngành ra khỏi nội thành Hà Nội hồi tháng 3 vừa qua. Trong đó, phương án 1 của VIUP là, di dời 13 bộ ngành về tập trung tại Tây hồ Tây với diện tích 35ha.

Theo chủ trương của thành phố, đến năm 2030 - tầm nhìn 2050, khu vực Tây Hồ Tây dự kiến sẽ trở thành trung tâm hành chính mới của thủ đô với: trụ sở của nhiều bộ, ngành di dời về; trụ sở của các đại sứ quán cùng nhiều tổ chức quốc tế tầm cỡ. Cũng theo nhận định của chuyên gia, khi các quận Cầu Giấy, Ba Đình, Thanh Xuân… trở nên quá đông đúc thì các lô đất tại quận Tây Hồ lại chiếm được ưu thế “vàng”.

Xây trụ sở trên “đất vàng”, có lãng phí?

Việc xây dựng trụ sở cơ quan trên mảnh đất có diện tích lớn vài ha tại khu vực địa thế đẹp như quận Tây Hồ sẽ “ngốn” hết bao nhiêu ngân sách? Đó là câu hỏi mà dư luận đang đặt ra khi “siêu Ủy ban” đưa ra đề xuất.

Đặt một phép tính giả sử, khi đất tại khu vực phía Tây Hồ Tây đang được định giá rất cao, từ 160 – 200 triệu đồng/m2, thì để có được 1,5 – 2,5ha cho việc xây dựng trụ sở sẽ mất từ 2.400 – 5.000 tỷ đồng. Một con số không hề nhỏ!

Hơn nữa, Chính phủ cũng đẩy mạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng khi nâng cấp, mở rộng một số tuyến giao thông huyết mạch tại đây, như tuyến Phạm Văn Đồng kết nối vành đai 3; tuyến Nguyễn Văn Huyên kéo dài; song song đường sắt đô thị số 2,… Vì thế, những quy hoạch đồng bộ này sẽ còn tạo đòn bẩy lớn hơn nữa nâng cao giá trị bất động sản trong thời gian tới.

Giá bất động sản Tây Hồ Tây sẽ còn tăng mạnh khi cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

Xoay quanh vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương cho hay: “Siêu ủy ban” mới thành lập nên thiếu trụ sở làm việc, Vì thế cần tham khảo và thảo luận với Bộ Xây dựng, UBND Hà Nội để xây dựng phù hợp với quy hoạch chung của thành phố. Còn đối với quy mô và vị trí tại Hồ Tây, việc này phải được sự thống nhất của các bên mới có thể thực hiện dễ dàng. Phải có hội đồng giám định độc lập, xem xét một cách công bằng, tránh để có một sự biệt đãi hay đặc biệt với Ủy ban này”.

TS. Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương.

Không chỉ vậy, từ khi thành lập năm 2018, mục tiêu của Ủy ban đã được hoạch định rõ ràng đó là đẩy mạnh cổ phần hóa dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, lên sàn chứng khoán. Vì thế, sự tồn tại của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước là chưa xác định được thời gian. Sau khi cổ phần hóa xong 19 doanh nghiệp nhà nước thì "siêu ủy ban" này có cần thiết tồn tại nữa không? Chắc hẳn, không phải cứ là "siêu ủy ban" quản lý các "siêu doanh nghiệp" thì phải có "siêu trụ sở"!

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Ủy ban này đang quản lý hơn 1 triệu tỷ đồng tiền vốn nhà nước.

Bạn đang đọc bài viết 'Siêu ủy ban' xin 'đất vàng' xây trụ sở: Tránh biệt đãi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?