Thứ sáu, 29/03/2024 20:18 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 5/12/2019

MTĐT -  Thứ năm, 05/12/2019 10:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 5/12/2019. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 5/12/2019 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổnng hợp.

Khởi công xây dựng hạng mục đầu tiên trong dự án “triệu đô”

Hiện nay, một dự án “triệu đô” đang được khẩn trương triển khai tại TP. Long Xuyên, nhằm từng bước xây dựng địa phương giàu đẹp, văn minh và phát triển bền vững. Đó là dự án “Mở rộng, nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Long Xuyên”.

Quy mô đầu tư dự án gồm 3 hợp phần. Trong đó, hợp phần 1 là nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 trong khu vực thu nhập thấp (4 khu vực dân cư thu nhập thấp (LIA) gồm: LIA 1 phường Mỹ Bình, LIA 3 phường Đông Xuyên, LIA 5 phường Mỹ Xuyên, LIA 6 phường Mỹ Long - Mỹ Phước). Hợp phần 2 là nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 1, 2 ưu tiên: xây dựng đường Hùng Vương dài 1,2km, bề rộng nền đường 24m; đường Trần Quang Diệu 0,9km, bề rộng nền đường 20,5m; kè rạch Long Xuyên 2,3km (đoạn 1 từ cầu Duy Tân đến kè Nguyễn Du, đoạn 2 từ kè cầu Duy Tân đến bến phà Ô Môi, đoạn 3 từ cầu Nguyễn Thái Học đến qua cầu Tôn Đức Thắng); cải tạo rạch Cái Sơn (1,8km), rạch Bà Bầu (1km), rạch Ông Mạnh (1,6km), cả 3 rạch được nạo vét đến hết lớp bùn, tiết diện từ 8-15m, đảm bảo thoát nước của tuyến rạch theo mô hình thủy lực được tư vấn Ngân hàng Thế giới (WB) kiểm tra. Hợp phần 3 là xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư, diện tích 4ha, dự kiến bố trí 343 lô nền (diện tích tối thiểu 63m2/nền).

Khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng tái định cư

Dự án nhằm giải quyết các vấn đề về: phát triển đô thị và khu dân cư nghèo, việc bồi lắng, ách tắc dòng chảy của các con rạch thoát nước chính trong khu vực nội ô, tăng cường khả năng kết nối của mạng lưới giao thông, giảm mật độ lưu thông cho các tuyến đường chính, tạo thêm quỹ đất đô thị. Bên cạnh đó, cải thiện điều kiện thoát nước, điều kiện vệ sinh môi trường cho tuyến kênh rạch. Có thể khẳng định, đây là công trình trọng điểm được tỉnh và thành phố quan tâm đầu tư cho phát triển hạ tầng đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu, có quy mô và giá trị tương đối lớn, đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án là cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực dự án, bao gồm các phường: Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Đông Xuyên, Mỹ Hòa, Mỹ Phước và Mỹ Quý. Chỉ riêng ở hợp phần 1 có 24.396 người (sống tại phường Mỹ Bình, Đông Xuyên, Mỹ Xuyên, Mỹ Long và Mỹ Phước) sẽ được hưởng lợi trực tiếp. Đối tượng thụ hưởng gián tiếp là cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng phụ cận, các cơ quan quản lý, thực hiện dự án; các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường; du khách đến nghỉ ngơi, tham quan và làm việc tại TP. Long Xuyên.

Theo Phó Trưởng ban Quản lý Dự án đầu tư nâng cấp đô thị TP. Long Xuyên Nguyễn Ngọc Kính, sau thời gian khẩn trương chuẩn bị các thủ tục đầu tư dự án, tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định, đến nay đã hoàn tất kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, bàn giao mặt bằng, công trình đủ điều kiện triển khai thi công. Khi triển khai dự án, việc cần thiết nhất là giải tỏa và tái định cư cho hộ dân trong vùng. Do đó, hạng mục đầu tiên của dự án vừa được triển khai thi công: xây dựng cơ sở hạ tầng tái định cư. Giá trị gói thầu trên 27,7 tỷ đồng, thi công 360 ngày, hoàn thành vào quý II-2020. Các gói thầu còn lại của dự án sẽ tiếp tục được triển khai và hoàn thành ngay sau đó.

“Nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng và rút ngắn thời gian thi công, hàng tháng, ban quản lý họp trực tiếp tại công trường với tư vấn giám sát và quản lý hợp đồng, tư vấn thiết kế, nhà thầu để đôn đốc, kiểm tra chất lượng, tiến độ công trình; giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Nhà thầu trước khi thi công phải trình kế hoạch, phương thức kiểm soát chất lượng cho tư vấn giám sát thi công và quản lý hợp đồng, ban quản lý; đảm bảo an toàn thi công xây dựng, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường. Đối với tư vấn giám sát thi công và quản lý hợp đồng, khi phát hiện nhà thầu có biểu hiện thi công chậm, không đảm bảo chất lượng có giải pháp xử lý ngay”- ông Nguyễn Ngọc Kính nhấn mạnh.

Dự án “Mở rộng, nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Long Xuyên” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án năm 2017; UBND tỉnh phê duyệt dự án năm 2018. Tổng mức đầu tư hơn 56,4 triệu USD (tương đương hơn 1.280 tỷ đồng), từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng. Thời gian thực hiện từ 2018-2023.

Nghiên cứu mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Bộ GTVT vừa giao Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long nghiên cứu, đề xuất phương án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (TP.HCM, Đồng Nai).

Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được nghiên cứu mở rộng, trước mắt là tăng lên 6-8 làn xe.

Bộ GTVT cho biết với quy mô bốn làn xe hiện nay, tuyến cao tốc này đang có hiện tượng quá tải, thường xuyên bị ùn tắc do lưu lượng xe trên tuyến tăng. Vì vậy, cần nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư mở rộng đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an toàn giao thông.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được thực hiện từ năm 2020 với quy mô 6-8 làn xe.

Liên quan đến tuyến cao tốc này, trước đó UBND tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu quy hoạch mở rộng lên 12 làn xe.

Theo tỉnh này nhận định, nếu chỉ xây dựng với quy mô 6-8 làn như quy hoạch (đoạn từ An Phú - Long Thành mở rộng lên 8 làn xe cho cả đường và cầu, đoạn từ Long Thành đến Dầu Giây sẽ mở rộng lên 6 làn xe) sẽ không đáp ứng được nhu cầu khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động.

Bố trí 2ha tầng hầm làm bến xe buýt tại Công viên 23-9

Ngày 4/12, Sở GTVT TPHCM cho biết, dự kiến diện tích mặt bằng dành cho bến xe buýt tại khu vực Công viên 23-9, quận 1 là 2ha, bố trí tại tầng hầm (-1) thuộc khu B công viên (chưa bao gồm diện tích xây dựng lối lên xuống riêng biệt để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho xe buýt hoạt động khoảng 2.400m2).

Riêng về diện tích dành cho bến xe buýt tại khu vực ngầm dưới đường Hàm Nghi, dự trù là 14.145m2 (chưa bao gồm diện tích xây dựng lối lên xuống tầng hầm). Sau khi mạng lưới các loại hình vận tải hành khách công cộng được hình thành (xe buýt, metro, BRT...) và hoàn chỉnh đồng bộ, Sở GTVT sẽ phối hợp Sở QH-KT rà soát lại diện tích mặt bằng tại các bến xe buýt và đề xuất chuyển đổi công năng một phần diện tích khi không có nhu cầu khai thác (nếu có).

Theo Sở GTVT, quy hoạch này dựa trên nghiên cứu, tính toán nhu cầu đậu dừng xe buýt hiện tại và tương lai (đến năm 2030) và hệ thống vận tải hành khách khối lượng lớn theo quy hoạch của thành phố (các tuyến metro số 1, 2, 3A và 4).

Hiện nay, Trạm trung chuyển xe buýt trên đường Hàm Nghi đang tổ chức trung chuyển cho 31 tuyến xe buýt. Theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu TP (930ha), trong đó bến xe buýt được bố trí tại khu vực ngầm dưới đường Hàm Nghi (từ đường Phó Đức Chính đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa), với quy mô 1,05ha, phục vụ kết nối các nhà ga metro và tuyến BRT (tuyến buýt nhanh).

Trong tương lai, trạm trung chuyển xe buýt trên đường Hàm Nghi tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc đảm nhận chức năng trung chuyển kết nối với hệ thống các nhà ga tuyến metro số 1, 2, 3A và 4, thêm vào đó tuyến BRT sẽ được bố trí trên đường Hàm Nghi để tăng kết nối giữa các loại hình vận tải.

Dự kiến đến năm 2030, ngoài 31 tuyến xe buýt hiện hữu, tại trạm trung chuyển này sẽ bố trí thêm 14 tuyến xe buýt, nâng tổng số xe buýt lưu thông qua trạm trung chuyển là 45 tuyến.

Hải Phòng đầu tư 31 tỷ đồng cải tạo đường Lê Hồng Phong

Theo Trung tâm quản lý bảo trì, giao thông công cộng và đăng kiểm thủy thuộc Sở Giao thông Vận tải TP Hải Phòng, trong tháng 12/2019 sẽ tổ chức thi công dự án cải tạo, sửa chữa tuyến đường Lê Hồng Phong (đoạn từ ngã 5 Lạc Viên đến ngã tư Lũng) với tổng mức đầu tư hơn 31 tỷ đồng.

Đường Lê Hông Phong, TP Hải Phòng. Ảnh: Haiphong.gov.vn

Việc cải tạo, nâng cấp đường Lê Hồng Phong nhằm bảo đảm an toàn giao thông, góp phần chỉnh trang đô thị Hải Phòng, giữ vai trò kết nối giao thông của thành phố. Dự án không thuộc dự án nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các tuyến tỉnh lộ và giao thông đô thị năm 2019, vì đường Lê Hồng Phong là công trình giao thông cấp 1, do trung ương thẩm định.

Dự án cải tạo, sửa chữa đường Lê Hồng Phong được thực hiện từ ngã 5 Lạc Viên đến ngã tư Lũng dài 3 km từ quận Ngô Quyền đến quận Hải An bao gồm các hạng mục: bù trũng, rải lớp bê tông nhựa nóng; đan rãnh, bó vỉa sẽ đào bỏ toàn bộ rãnh đan bê tông cũ, thay thế bê tông mới và sơn vạch kẻ đường. Tổng diện tích mặt bằng thảm bê tông nhựa và đan rãnh bó vỉa khoảng 19 ha; sử dụng nguồn vốn kinh phí nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các tuyến tỉnh lộ và giao thông đô thị năm 2019 được giao tại

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 5/12/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới