Thứ sáu, 26/04/2024 06:31 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 9/4/2019

MTĐT -  Thứ ba, 09/04/2019 10:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 9/4//2019. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 9/4/2019 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổnng hợp.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung phát triển 4 dự án đường sắt quan trọng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, Công an, trong đó lưu ý tập trung 4 dự án đường sắt quan trọng: Dự án Cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh; Dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang; Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh; Dự án Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn đã được Quốc hội thông qua phương án sử dụng nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Đồng thời triển khai thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực đường sắt trong các giai đoạn tới theo Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Thủ tướng giao cho Bộ Giao thông Vận tải chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch ưu tiên nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực đường sắt, nghiên cứu phương án cân đối nguồn lực trong các kế hoạch đầu tư công trung hạn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Mục tiêu của Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý khai thác vận tải, công nghiệp và dịch vụ với trình độ cao; bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả; tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Từ 10/4, Hải Phòng điều chỉnh phân luồng một số tuyến phố để giảm ách tắc

Từ 0 giờ ngày 10/4, Hải Phòng sẽ điều chỉnh phân luồng giao thông tạm thời một số tuyến đường chính thuộc khu vực trung tâm thành phố nhằm giảm ách tắc giao thông cục bộ trong giờ cao điểm.

Cụ thể, đường Cầu Đất, một chiều từ ngã 4 Thành Đội đến ngã 4 Cầu Đất - Trần Phú đối với tất cả các phương tiện.

Đường Mê Linh, một chiều từ ngã 4 Mê Linh - Nguyễn Đức Cảnh đến ngã 4 Mê Linh – Tô Hiệu đối với tất cả các phương tiện.

Bến phà Gót ùn ứ hàng km trong ngày 29/4/2018.

Đường Lê Lợi, một chiều từ ngã 3 Phạm Minh Đức đến ngã 4 Thành Đội đối với tất cả các phương tiện.

Đường Phạm Minh Đức, một chiều từ ngã 6 Máy Tơ đến ngã 3 giao với Lê Lợi đối với ô tô. Hai chiều với xe máy, xe đạp, xe thô sơ.

Đường Lương Khánh Thiện, một chiều từ ngã 3 Lương Khánh Thiện - Phạm Ngũ Lão đến ngã 6 Máy Tơ đối với ô tô. Hai chiều với xe máy, xe đạp, xe thô sơ.

Đường Hai Bà Trưng (từ ngã 4 Hai Bà Trưng - Mê Linh đến ngã 4 Rạp Công Nhân), hai chiều đối với tất cả các phương tiện.

Đường Hoàng Văn Thụ, (đoạn trước Quán hoa trung tâm) và (từ ngã 4 Cầu Đất - Nguyễn Đức Cảnh đến ngã 4 Hoàng Văn Thụ - Quang Trung), hai chiều đối với tất cả các phương tiện.

Đường trước tượng Nữ tướng Lê Chân, một chiều từ ngã 4 giao với đường Quang Trung đến ngã 4 giao với Nguyễn Đức Cảnh, đối với tất cả các phương tiện.

Đường Lê Chân, một chiều từ ngã 3 Mê Linh – Lê Chân đến ngã 4 Cầu Đất - Lê Chân đối với ô tô. Hai chiều với xe máy, xe đạp, xe thô sơ.

Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chấp hành theo sự điều tiết, hướng dẫn giao thông của các lực lượng chức năng tại hiện trường và tuân thủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo quy định.

Hà Nội kiểm điểm hàng loạt cán bộ liên quan vụ “xẻ thịt” rừng Sóc Sơn

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa có văn bản chỉ đạo xử lý, khắc phục sau thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 10 xã và thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn) giai đoạn từ 2008-2018.

Cụ thể, UBND TP giao Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm theo quy định đối với tập thể và cá nhân các thời kỳ từ năm 2006 – 2018 đã không nghiêm túc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và UBND TP về xử lý khắc phục sau thanh tra; buông lỏng quản lý về đất đai, trật tự xây dựng, để xảy ra các vi phạm như kết luận thanh tra.

Một công trình xây dựng tại khu vực hồ Đồng Đò, Sóc Sơn.

Theo chỉ đạo của TP, UBND huyện phải lập kế hoạch và thiết lập hồ sơ, phương án xử lý, khắc phục đối với các công trình vi phạm về đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, vi phạm trật tự xây dựng từ năm 2006 – 2018 tại thị trấn Sóc Sơn và 10 xã trên.

Huyện cũng được giao kiểm tra, rà soát các trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Sóc Sơn và 10 xã; làm rõ các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định để có phương án xử lý.

TP Hà Nội yêu cầu Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thuỷ lợi Hà Nội kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức kỷ luật đối với Giám đốc Xí nghiệp Đầu tư phát triển thuỷ lợi Sóc Sơn để xảy ra vi phạm như nội dung kết luận.

TP giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước theo phân cấp đối với các hồ chứa nước thuỷ lợi và quản lý đất rừng phòng hộ, đặc dụng Sóc Sơn. Kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức kỷ luật đối với Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội để xảy ra những vi phạm.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phải rút kinh nghiệm đối với những thiếu sót. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Sóc Sơn trong việc làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định.

Hà Nội giao Giám đốc Sở Xây dựng tổ chức rút kinh nghiệm đối với thanh tra Sở Xây dựng về những thiếu sót đã được nêu tại kết luận.

Thanh tra TP được giao chuyển công an TP các hồ sơ liên quan đối với những vi phạm trong việc chứng thực, xác nhận mua bán, chuyển nhượng đất dẫn đến việc xây dựng công trình vi phạm trong quy hoạch rừng năm 2008, để xử lý nghiêm theo quy định.

Công an TP tiếp nhận hồ sơ được chuyển sang để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Bình Định sẽ có 22 đô thị vào năm 2035

Tỉnh Bình Định sẽ có 22 đô thị; trong đó thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế biển của quốc gia, theo định hướng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch.
Theo nội dung “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và UBND tỉnh Bình Định công bố ngày 8/4, tỉnh Bình Định sẽ có 22 đô thị; trong đó thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế biển của quốc gia, theo định hướng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch.

Với quy hoạch này, Bình Định là một trong những hạt nhân quan trọng trong nền kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là căn cứ để các địa phương trong vùng tổ chức lập, phê duyệt các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chung đô thị, khu chức năng, quy hoạch nông thôn và các chương trình phát triển đô thị.

Quang cảnh lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Định.

Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Bình Định có thêm 8 đô thị mới sẽ hình thành, bao gồm: Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát); Phước Hòa, Phước Lộc (huyện Tuy Phước); An Hòa (huyện An Lão); Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ); Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân); Canh Vinh (huyện Vân Canh), với tổng dân số toàn tỉnh ước khoảng 1,91 triệu người; trong đó có khoảng 930.000 dân đô thị, tỉ lệ đô thị hóa đạt hơn 48,6%.

Phạm vi lập quy hoạch là toàn tỉnh Bình Định, diện tích tự nhiên 6.050km2, bao gồm 11 đơn vị hành chính: Thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 9 huyện.

Theo quy hoạch, phân vùng phát triển kinh tế vùng tỉnh Bình Định được chia thành 2 tiểu vùng.

Tiểu vùng số 1 là vùng kinh tế phát triển tổng hợp có diện tích khoảng 364.000 ha, bao gồm: Thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và các huyện Tuy Phước, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh.

Định hướng phát triển của tiểu vùng là phát triển công nghiệp, cảng biển, logistics dựa trên các lợi thế đầu mối giao thông vùng – quốc gia; phát triển du lịch gắn với văn hóa lịch sử, đồng thời phát triển chuyên sâu lĩnh vực giáo dục, y tế.

Tiểu vùng số 2 là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, chế biến công nghệ cao, với diện tích khoảng 240.000 ha, bao gồm các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Lão, Hoài Ân; trong đó Hoài Nhơn là đô thị trung tâm của tiểu vùng.

Định hướng phát triển của tiểu vùng là đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, nông nghiệp, du lịch sinh thái.

TP.HCM cấm xe vào đường Lê Duẩn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày 12/4

Kể từ 8h đến 10h30 ngày 12/4, hạn chế tất cả các loại xe lưu thông vào đường Lê Duẩn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa tổ chức diễn đàn du lịch.Chiều 8/4, Sở GTVT TP.HCM cho biết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hỗ trợ tổ chức diễn đàn Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, Sở GTVT sẽ tổ chức cấm một số tuyến đường.

Từ 8h đến 10h30 ngày 12/4, hạn chế các loại xe lưu thông vào đường Lê Duẩn (đoạn từ đường Pasteur đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

Cụ thể, kể từ 8h đến 10h30 ngày 12/4, hạn chế tất cả các loại xe lưu thông vào đường Lê Duẩn (đoạn từ đường Pasteur đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn từ đường Alexandre de Rhodes đến đường Hàn Thuyên).

Lộ trình thay thế để các loại xe lưu thông như sau:

Lộ trình trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa: đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa → đường Alexandre de Rhodes → đường Phạm Ngọc Thạch → Công xã Paris → đường Hàn Thuyên → đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Lộ trình trên đường Lê Duẩn: đường Lê Duẩn → Công xã Paris → đường Hàn Thuyên → đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Sở GTVT lưu ý, người điều khiển phương tiện khi lưu thông qua khu vực trên cần chấp hành theo hướng dẫn của lực lượng điều tiết giao thông, CSGT hoặc theo hướng dẫn của hệ thống báo hiệu giao thông trên đường.

P.V (TH)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 9/4/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.