Thứ bảy, 20/04/2024 04:02 (GMT+7)

TP.HCM: Diện mạo đô thị bị rác thải hủy hoại

MTĐT -  Thứ bảy, 03/11/2018 08:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hình ảnh của rất nhiều quận, huyện tại TP. HCM đang ngày càng xấu đi vì rác thải và nạn lấn chiếm lòng lề đường, Gò Vấp là một quận như thế!

Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh đã làm cho quy hoạch của TP. HCM bị phá vỡ và mất cân đối trầm trọng. Các cơ quan quản lý chuyên ngành không theo kịp với sự phát triển một bộ phận dân cư, hầu hết là chạy đuổi theo sự sai phạm để xử lý nhưng lại không đến nơi đến chốn.

Rất nhiều quận, huyện diện mạo đang ngày càng xấu đi bởi việc xây dựng trái phép tràn lan, không quản lý được hoặc cán bộ tiếp tay cho sai phạm. Bên cạnh đó là tình trạng rác thải do người thiếu ý thức xả bừa bãi, tràn lan trên vỉa hè, ngoài đường, các điểm sinh hoạt công cộng… Nhiều cá nhân lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh nhưng các đội trật tự đô thị hoặc là xử lý không dứt điểm hoặc bao che, làm cho dư luận bức xúc.

Rác thải tràn xuống lòng đường. 

Các công nhân đang thu gom rác thải trên Đường Nguyễn Văn Lượng (Gò Vấp).

PV Môi trường & Đô thị điện tử khi đi qua nhiều con hẻm, tuyến đường lớn ở quận Gò Vấp vẫn luôn nhìn thấy rác thải bao vây khu dân cư, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Lòng, lề đường thì bị lấn chiếm một cách tự nhiên như chốn không người, làm mất đi an ninh trật tự và vẽ mỹ quan đô thị của quận.

Nhiều tuyến đường có mật độ giao thông lớn như: Quang Trung, Nguyễn Văn Lượng, Lê Văn Thọ, Lê Đức Thọ, Nguyễn Thái Sơn, Thống Nhất… tình trạng cư dân chiếm lòng lề đường để buôn bán ngày này qya tháng khác, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông nhưng mãi vẫn không thấy một cơ quan chức năng nào đứng ra xử lý. Họ không biết hay cố tình lờ đi?

Đặc biệt, đường Nguyễn Văn Lượng đang tồn tại một điểm đen rác thải, với đủ loại như vỏ dừa, vãi vụn công nghiệp, kính vỡ, gối, quần áo cũ… do nhiều người dân từ nơi khác đến đổ trộm. Hai bên lề đường, các quán nhậu ngang nhiên bày  bàn ghế ra vỉa hè và làm nơi giữ xe để phục vụ các “thượng đế”, không còn chỗ cho người đi bộ.

Một điểm rác thải lớn trên đường Lê Đức Thọ (Gò Vấp).

Anh Phương, nhân viên của Công ty công ích quận Gò Vấp tâm sự: “Hàng đêm, chúng tôi đều đến đây để thu gom rác thải nhưng rất khó vì số lượng rác lớn, nằm tràn lan xuống lòng đường. Mặc dù được nhắc nhở, cảnh báo sẽ bị phạt, nhưng họ vẫn bất chấp cứ thế vứt rác. Người công nhân vệ sinh môi trường rất vất vả khi đêm khuya phải làm công việc thu dọn nhưng cơ quan quản lý cũng không có động thái gì để hỗ trợ chúng tôi.

Trên đường Phạm Huy Thông, mặc dù có rất nhiều bảng khẩu hiệu được dựng lên như “không lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông”, “khu vực cấm đổ rác (kèm theo mức phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng)”, nhưng hầu như chẳng mấy ai quan tâm. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra, rác thải thì nằm khắp nơi, thùng rác công cộng thường xuyên quá tải.

 Quán cà phê lấn chiếm lòng đường.

Trong lúc đi ghi hình, PV còn nhìn thấy một quán nhậu với tên rất kêu: Lộ Thiên Quán trên đường Nguyễn Oanh. Thật đúng với tên gọi. Nơi đây họ chiếm lấy vỉa hè làm chỗ đậu xe “lộ thiên” trong suốt thời gian dài nhưng không có một cơ quan chức năng nào xử lý, trái lại còn làm ăn thuận lợi. Dư luận đặt câu hỏi rằng, ai đang bảo kê cho việc làm trái phép nói trên?

Với những gì ghi nhận được, chúng tôi đề nghị lãnh đạo quận Gò Vấp và các cơ quan chức năng của quận cần nhanh chóng có biện pháp khắc phục, tránh gây ra nhiều bức xức trong dư luận và trả lại vẻ mỹ quan đô thị trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Xe tải nối đuôi nhau đỗ trên vỉa hè, người đi bộ phải đi dưới lòng đường.

Xe tải nối đuôi nhau đỗ trên vỉa hè, người đi bộ phải đi dưới lòng đường.

Rác chất thành đống trên đường Phạm Huy Thông (Gò Vấp).

Người bán hàng rong chiếm lòng đường để buôn bán trước bệnh viện Hồng Đức. 

Mặc dù gần đó có chốt bảo vệ dân phố, nhưng tình trạng lấn chiếm vẫn diễn ra ngang nhiên.

Quán Lộ Thiên chiếm vỉa hè làm chỗ giữ xe.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Diện mạo đô thị bị rác thải hủy hoại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

M.Tài – Q.Duy – L.Bảo

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...