Thứ năm, 25/04/2024 08:14 (GMT+7)

Hà Nội: Tràn lan tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

MTĐT -  Thứ sáu, 23/11/2018 09:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vỉa hè nhiều tuyến phố trên địa bàn thủ đô như phố Thái Phiên, Chùa Bộc,... bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng tới nhiều người dân khi tham gia giao thông.

Hiện nay tình trạng vỉa hè dành cho người đi bộ ở nhiều tuyến phố đang bị lấn chiếm nghiêm trọng. Nhiều hàng quán mọc lên tự do trên vỉa hè, và tình trạng để xe máy, xe đạp tự phát kín trên vỉa hè. Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để buôn bán đã trở thành thói quen thiếu ý thức của một bộ phận không nhỏ người dân buôn bán những khu vực này.

Việc để xe, buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường phố Thái Phiên, Hà Nội.

 Khu “chợ đêm” tự phát nhốn nháo trên phố Chùa Bộc, hoạt động từ giờ tan tầm hàng ngày.

Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, hành vi bán hàng trên vỉa hè ở những tuyến phố bị cấm bán hàng sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 4, Điểm e Khoản 5 Điều này;

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

d) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4; Điểm d, Điểm i Khoản 5 Điều này;

...

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này;

...

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải đỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Tuy nhiên, những chế tài xử phạt và biện pháp ngăn chặn tình trạng lấn chiếm vỉa hè tràn lan dường như chưa đủ mạnh để lập lại trật tự đô thi. Thiết nghĩ cần có một lực lượng quản lý sát sao hơn để loại bỏ tình trạng này, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cũng như đảm bảo mỹ quan cho thành phố với mật độ dân số dày đặc, lượng khách du lịch cao như Hà Nội.

                                                                                                           

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Tràn lan tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Hoàng Oanh

Cùng chuyên mục

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành