Thứ ba, 19/03/2024 12:53 (GMT+7)

Nghệ An: Doanh nghiệp “nhờn” luật hay chính quyền thờ ơ?

VĂN PHÚ -  Thứ ba, 08/01/2019 07:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc cho báo chí phản ánh nhưng trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty TNHH Hồng Đào vẫn ngang nhiên thách thức dư luận hoạt động mà không có sự ngăn cản nào từ chính quyền sở tại.

Trạm trộn bê tông hoạt động không phép nhưng không bị “tuýt còi”

Nằm trong diện tích gần 30.000 m2 tại xóm 5 xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, của ông Phạm Văn Lương, trú tại khối 3 thị trấn Cầu Giát (Quỳnh Lưu) thuê của UBND huyện Quỳnh Lưu từ năm 2009 có thời hạn là 30 năm.

Theo quy hoạch, diện tích này được thuê để phục vụ mục đích xây dựng nhà máy mộc dân dụng, sản xuất gạch block và gạch đất nung; làm bãi đậu xe cơ giới và xưởng sửa chữa xe. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, trong khuôn viên diện tích đó lại “mọc” lên một trạm trộn bê tôngkhi chưa hoàn thiện các thủ tục nhưng đã đi vào hoạt động rầm rộ.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Xuân Thanh – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Mỹ (huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An) cho biết: “Diện tích này là của Công ty TNHH Hồng Đào thuê để phục vụ công việc kinh doanh. Nhưng hiện nay trong diện tích đó lại “mọc” lên một trạm bê tông là trái với quy hoạch đã được phê duyệt. Về việc này UBND huyện đã lập biên bản vi phạm về lĩnh vực xây dựng và buộc phải đình chỉ hoạt động”.

Trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty TNHH Hồng Đào ngang nhiên hoạt độngkhi chưa hoàn thiện các thủ tục. 

Khi PV phỏng vấn thì cán bộ từ xã đến huyện đều khẳng định đã lập biên bản và buộc đơn vị phải ngừng hoạt động, nhưng theo ghi nhận của PV thì tại công trường các trạm trộn vẫn ngang nhiên hoạt động mà không có sự giám sát của bất kỳ một cơ quan nào.

Ông Nguyễn Sơn Hà – Trưởng phòng kinh tế - hạ tầng huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Trạm trộn này hoạt động từ đầu năm 2017 cho đến nay nhưng hiện tại vẫn chưa đầy đủ thủ tục. Họ chỉ hoạt động để phục vụ các công trình của công ty chứ không bán ra ngoài. Tuy nhiên, việc công ty hoạt động khi chưa có thủ tục như thế là sai. Đã nhiều lần báo chí phản ánh và chúng tôi cũng lập biên bản yêu cầu công ty phải hoàn thiện hồ sơ trước khi đi vào hoạt động nhưng cho đến thời điểm này thì vẫn chưa đầy đủ thủ tục”.

Một trạm trộn bê tông không phép đã hoạt động gần 2 năm nhưng các cấp, các ngành liên quan không một lần xử lý cho đến khi báo chí phản ánh mới lên lập biên bản nhằm che mắt dư luận, còn trạm trộn thì vẫn hoạt động bình thường.

 Về phía cơ quan quản lý của xã, huyện lại khẳng định rằng bê tông từ trạm trộn này chỉ để phục vụ cho công trình của công ty chứ không bán ra ngoài? Cho dù trạm trộn này chỉ để phục vụ công ty họ, nhưng việc chấp hành đầy đủ các thủ tục pháp lý của Nhà nước là điều không thể thiếu.

Hoạt động 2 năm vẫn chưa đầy đủ thủ tục

Tuy chưa có giấy phép xây dựng theo quy định nhưng đơn vị này đã tự ý xây dựng lên một trạm trộn bê tông thương phẩm từ đầu năm 2017 và đã đi vào hoạt động rầm rộ từ đó cho đến nay.

Ngoài việc thiếu thủ tục về giấy phép xây dựng như đã phản ánh ở trên thì trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty TNHH Hồng Đào còn không thực hiện quan trắc môi trường theo quy định đã gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng.

Theo quan sát của phóng viên, tại hiện trường hàng trăm khối cát, sỏi đổ chất đống cao vút, nhiều công nhân và máy móc đang hoạt động hết công suất mà không hề có hệ thống che chắn để bảo vệ môi trường và cho người lao động.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ngoài trạm trộn bê tông của công ty NHH Hồng Đào hoạt động trái phép, thì còn có  2 trạm không phép trên địa bàn vẫn đang ngang nhiên hoạt động. Một điều ngạc nhiên đó là vị trí các trạm trộn này chỉ cách trung tâm hành chính huyện khoảng 3km. Việc này thì từ cấp xã đến cấp huyện đều biết sự tồn tại của nó nhưng lại không hề có biện pháp trong việc xử lý nghiêm túc, dứt điểm để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Trạm trộn bê tông của Công ty TNHH Hồng Đào đã gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng.

Điều này không những thể hiện sự xem thường pháp luật của doanh nghiệp mà còn gây nên sự bức xúc trong nhân dân và hoài nghi về việc chính quyền đang “chống lưng” cho doanh nghiệp, đồng thời tiếp tay cho những sai phạm nói trên. 

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An: Doanh nghiệp “nhờn” luật hay chính quyền thờ ơ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Không để phát sinh, hình thành “điểm nóng” về TTATXH
Năm 2024, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Quảng Bình tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng đến công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, không để phát sinh, hình thành “điểm nóng”, phức tạp về TTATXH ở cơ sở.

Tin mới