Thứ sáu, 29/03/2024 12:21 (GMT+7)

Tp.HCM: Trổ cửa phụ phải xin ý kiến lối xóm?

PV -  Thứ hai, 15/06/2020 14:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xin trổ cửa phụ nhiều lần không thành, người dân bức xúc.

Ông Đào Hiền Đạo là người được ủy quyền hợp pháp, trực tiếp quản lý, sử dụng và làm các thủ tục liên quan đến lô đất số 7/5, Đường số 6, Khu phố 5, phường Linh Tây, quận Thủ Đức. Đất đã được UBND quận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 21/9/2016.

Lô đất này tiếp giáp phần cuối cùng của lối đi chung là hẻm số 2. Ông Đạo làm đơn kiến nghị được trổ cửa phụ ra hẻm số 2. Ngày 5/12/2019, UBND quận Thủ Đức có công văn trả lời kiến nghị của ông.

Theo đó, UBND quận xác định vị trí mà ông Đạo đề nghị cải tạo, sửa chữa để trổ cửa phụ không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc. Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 thì công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì được miễn giấy phép xây dựng.

Theo điểm b khoản 6 Điều 5 Quyết định 26/2017 của UBND Tp.HCM, đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì “chủ đầu tư thông báo đến UBND phường nội dung cải tạo, sửa chữa để tổ chức kiểm tra”.

Nơi ông Đạo xin trổ cửa phụ.

Tuy nhiên, theo UBND quận, vị trí mở cửa phụ ra hẻm số 2, đường số 6 do các hộ dân liền kề bỏ đất làm lối đi nên cần sự đồng thuận “để hạn chế tranh chấp, khiếu nại khi cải tạo, sửa chữa (mở cửa)”. Do đó, UBND quận hướng dẫn ông liên hệ phường Linh Tây tổ chức họp dân tại hẻm số 2, nhằm lấy ý kiến đồng thuận của các hộ dân trong khu vực hẻm về việc ông mở cửa phụ ra lối đi chung.

Ông Đạo cho rằng, UBND quận không nêu căn cứ pháp lý nào về việc ông chỉ có thể trổ cửa phụ khi có sự đồng thuận của các hộ dân xung quanh. UBND quận cũng không căn cứ vào hiện trạng pháp lý hiện tại về quản lý, sở hữu, sử dụng của hẻm. Do vậy, ông đã gửi kiến nghị đến UBND quận Thủ Đức chỉ rõ rằng, theo pháp luật hiện hành, có đầy đủ căn cứ pháp lý để hộ gia đình ông được quyền trổ cửa phụ mà không phải xin phép xây dựng và không cần có sự đồng thuận của các hộ dân lân cận. Hẻm số 2 không thuộc quyền sử dụng riêng của cá nhân, hộ gia đình nào mà thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND phường Linh Tây.

Sau nhiều lần kiến nghị trổ cửa phụ nhưng không được sự đồng ý của chính quyền, ông Đạo bức xúc: “Trong công văn hướng dẫn tôi ngày 5/12/2019, UBND quận Thủ Đức có đề cập đến “bức tường nằm giữa tường riêng của ông Nguyễn Khải Hoàng (chủ đất của ông Đạo) và hẻm số 2”. Vậy bức tường này hiệntạithuộcquyền sở hữu của ai,nằm trên phần diện tích đất thuộcquyền sử dụng/quản lýcủa ai và do hộ gia đình nào trựctiếpquản lý? Hẻm số 2 hiện nay đang thuộc quyền sở hữu, quản lý của Nhà nước hay của cá nhân?Nếu là thuộcdiện tích của cá nhân hộgia đình nàothì đề nghị Ủy ban cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Ông Đạo có quyền trổ cửa phụ mà không cần hỏi ai

Điều 178 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định về việc trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề. Theo đó, chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 m trở lên.

Bên cạnh đó, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01: 2008 do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định 04/2008 ngày 3/4/2008 quy định về quan hệ với các công trình bên cạnh được quy định tại Chương II, Điều 2.8, khoản 2.8.12 của Quy chuẩn này như sau: Công trình không được vi phạm ranh giới, cụ thể:

- Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống), được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh.

- Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.

Khi xây dựng thì phải thiết kế cánh cửa ra vào, cửa sổ khi mở ra không được phép vượt quá ranh giới (có thể làm cánh mở vào phía trong lòng nhà, hoặc cánh cửa lùa). Mái che trên cửa ra vào, cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 m trở lên.

Do đó, trên phần đất của mình và đáp ứng yêu cầu về xây dựng như nêu trên thì công dân không bị hạn chế quyền trổ cửa và yêu cầu được trổ thêm cửa phụ.

BLDS hiện hành không hạn chế quyền trổ cửa của công dân. Cũng không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định một nhà chỉ được phép mở một cửa. Hiện nay, rất nhiều trường hợp xảy ra tai nạn cháy nổ thương tâm do người dân không có lối thoát hiểm, chỉ có một cửa ra vào. Chính quyền nhiều nơi còn vận động người dân mở thêm cửa để phòng rủi ro.

Luật sư Nguyễn Thanh Tú, Đoàn Luật sư Tp.HCM

Bạn đang đọc bài viết Tp.HCM: Trổ cửa phụ phải xin ý kiến lối xóm?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Đường biến thành… chợ ở xã Xuân Thới Thượng
Không chỉ xây dựng trái phép, hiện nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn còn xảy ra tình trạng chợ “cóc”, chợ tạm “mọc” ngay trên vỉa hè, lòng đường, gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị.

Tin mới