Thứ sáu, 19/04/2024 14:51 (GMT+7)

Gia Lai: Đá tặc lộng hành, chính quyền làm ngơ (bài 2)

Nhóm PV Tây Nguyên -  Thứ sáu, 13/12/2019 11:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Không những đổ thừa cho dân khai thác đá trái phép, cán bộ xã Ia Sao (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) còn báo cáo không trung thực lên cấp trên.

Ở bài trước, Môi trường & Đô thị Việt Nam điện tử đã thông tin, tại hiện trường khai thác đá trái phép tại làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, cả một vạt đồi bị máy múc đào bới tan nát, đá to đá nhỏ đều bị khoan chẻ đem bán. Có những chỗ, máy múc đào một khoảng đất sâu hơn 3 mét để lấy đá. Đá được múc từ dưới mặt đất lên và đá chẻ để tại chỗ lên đến gần chục khối.

Sau khi nắm thông tin và ghi nhận tại hiện trường, nhóm phóng viên đã bàn giao cho lực lượng công an xã cùng cán bộ địa chính lập biên bản. Biên bản được lập tại hiện trường của đoàn cán bộ xã Ia Sao ghi nhận có 8m3 đá. Chúng tôi cũng đã báo sự việc về Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ia Grai.

Tuy nhiên, ngày hôm sau, trao đổi với cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện thì được biết: cán bộ địa chính xã là bà Nguyễn Thị Kim Loan báo cáo qua điện thoại phát hiện 2m3 đá!

Ngay sau đó, chúng tôi đã yêu cầu Phòng Tài nguyên Môi trường (TNMT) huyện cử cán bộ đi kiểm tra lại hiện trường. Tiếp đến, sáng ngày 11/12, Phòng TNMT huyện đã cấp tốc lập đoàn liên ngành (gồm đại diện Phòng TNMT, Công an huyện, Quyền Chủ tịch xã Ia Sao, cán bộ địa chính xã) và nhóm phóng viên đi đánh giá lại thực tế.

Cán bộ Phòng TNMT huyện Ia Grai đi kiểm tra thực tế tại hiện trường.

Với vai trò là Phó Trưởng phòng TNMT, Trưởng đoàn liên ngành, ông Thái Anh Tuấn đã truy bà Nguyễn Thị Kim Loan về việc báo cáo con số 2m3 đá. Bà Loan phân trần, báo cáo khi chưa đi kiểm tra hết toàn bộ khu vực vi phạm, đứng trên đường, thấy đống đá được xẻ ra, huyện hỏi thì trả lời như vậy. Sau này, kiểm tra lại, thì thấy khối lượng vi phạm là 8m3!

Đá thành phẩm đang chờ được vận chuyển đi trên rẫy của ông Ghin.

Đến trưa ngày 11/12, đoàn liên ngành đã xác định số lượng đá là 19m3. Theo NĐ số 33/2017/NĐ-CP, với khối lượng này, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ do UBND huyện xử lý. Tại biên bản làm việc của đoàn liên ngành còn thể hiện, ngoài bãi đá này, còn có 2 điểm khai thác đá lân cận khu vực này chưa xác minh được người vi phạm (Theo tìm hiểu của PV, tại 2 điểm này, trước đây đã có nhà đầu tư xây dựng đường tránh Pleiku múc đất để xây dựng đường, mặc dù không được cấp phép theo quy định!).

Điều đáng nói, những điểm khai thác đá này cách đường tránh Pleiku chỉ vài trăm mét, cách UBND xã khoảng 1 km. Mỗi ngày, máy móc và trang thiết bị được đưa vào đào, khoan rầm rộ cùng với nhiều người làm việc nhưng xã đã không phát hiện kịp thời mà để tồn tại trong suốt một thời gian dài như vậy.

Ngoài số đá đã thu về, tại hiện trường vẫn còn rất nhiều nhưng cán bộ xã báo cáo sai sự thật lên thượng cấp.

 Ông Nguyễn Tiến Dũng - Quyền chủ tịch UBND xã Ia Sao, khi được phóng viên hỏi về trách nhiệm vẫn né tránh, không thừa nhận sai sót. Ông cho rằng, trách nhiệm của xã là đã hướng dẫn người dân xin phép cũng như canh giữ bãi đá sau khi phát hiện!

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Đá tặc lộng hành, chính quyền làm ngơ (bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.