Thứ năm, 25/04/2024 23:34 (GMT+7)

Ngành Xây dựng và những triển vọng trong giai đoạn 2021 – 2026

MTĐT -  Thứ tư, 03/02/2021 14:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngành Xây dựng tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, hệ thống công cụ quản lý về xây dựng, đảm bảo tính đồng bộ; phù hợp với thực tiễn

Mục tiêu phát triển ngành Xây dựng giai đoạn 2021 – 2026 theo hướng hiện đại, nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và dựa trên cơ sở nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo, tận dụng tốt kết quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chủ động hội nhập quốc tế.

Từ đó, ngành Xây dựng đã đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 6 - 8%/năm. Ngoài ra, duy trì tỷ lệ 100% phủ kín quy hoạch chung đô thị và được lồng ghép các mục tiêu tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 45%; diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 26 - 27 m2 sàn/người; diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt khoảng 26m2/người…

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày báo cáo tại Hội nghị “Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm (2016 -2020); Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 5 năm (2021-2025) và năm 2021"

Trong đó, ngành Xây dựng tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, hệ thống công cụ quản lý về xây dựng, đảm bảo tính đồng bộ; phù hợp với thực tiễn; tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của Ngành.

Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đầu tư xây dựng. Gắn kết tiến trình đô thị hóa với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đổi mới tư duy và phương pháp luận về công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Tạo bước chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển đô thị trên cơ sở đáp ứng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phát triển đô thị thông minh, đô thị xanh để khu vực đô thị thực sự là động lực chủ yếu, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm đổi mới sáng tạo của từng vùng và của cả nước.

Thực hiện tái cơ cấu thị trường bất động sản, đổi mới, bổ sung cơ chế chính sách, công cụ quản lý để kiểm soát, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển ổn định, hiệu quả; thúc đẩy phát triển nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở cho hộ nghèo ở nông thôn và vùng thường xuyên chịu tác động bất lợi của thiên tai.

Kết hợp hài hòa giữa giải quyết các vấn đề cấp bách với các vấn đề cơ bản, dài hạn; gắn kết phát triển ngành Xây dựng với củng cố quốc phòng, an ninh, với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xây dựng bộ máy ngành Xây dựng tinh gọn, phù hợp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tăng cường phân công, phân cấp một cách hợp lý, bảo đảm sự quản lý thống nhất, chỉ đạo thông suốt từ trung ương đến địa phương. Tiếp tục quan tâm đầu tư công tác nghiên cứu khoa học; tập trung đào tạo, phát triển nhân lực ngành Xây dựng đáp ứng yêu cầu mới. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và phát triển ngành Xây dựng.

Nhiệm vụ cụ thể:

Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật ngành Xây dựng. Trọng tâm là: sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Quy hoạch đô thị; xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Quản lý cấp nước sạch; thực hiện nghiêm túc việc xây dựng và thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm. Tăng cường rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập và chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung.

Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng, chất lượng công trình xây dựng: Tiếp tục rà soát, xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh trong hoạt động xây dựng; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý và đầu tư xây dựng công trình; nâng cao chất lượng thẩm định dự án, thiết kế công trình. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình xây dựng, nhất là các dự án sử dụng vốn nhà nước; kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư xây dựng xây dựng. Tiếp tục thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ các Đề án “Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng”, “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng”.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị. Trong năm 2021-2022, hoàn thành lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện theo đúng lộ trình và có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển đô thị quốc gia, nâng cấp đô thị quốc gia, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 và đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030.

Tập trung giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho người dân; tiếp tục thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp: Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040. Đổi mới căn bản tư duy, chính sách phát triển nhà ở xã hội, bố trí đủ quỹ đất, bổ sung chính sách thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển nhà ở. Nghiên cứu, đề xuất chương trình hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo khu vực nông thôn theo chuẩn nghèo giai đoạn mới.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thị trường bất động sản phát triển ổn định, khắc phục lệch pha cung - cầu

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản, khắc phục lệch pha cung - cầu sản phẩm bất động sản, chú trọng khuyến khích phát triển sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội như: nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp.

Thường xuyên bám sát tình hình thị trường bất động sản để kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật, của thiên tai, dịch bệnh đối với thị trường bất động sản, để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, đóng góp lớn vào tăng trưởng, phát triển

 Từng bước phát triển ngành vật liệu xây dựng thành một ngành kinh tế mạnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường. Tổ chức triển khai có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển vật liệu xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đáp ứng yêu cầu về vật liệu xây dựng trong nước và gia tăng xuất khẩu các sản phẩm giá trị cao.

Tập trung xây dựng, kiện toàn tổ chức, bộ máy ngành Xây dựng, Bộ Xây dựng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với số lượng biên chế phù hợp đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển của Bộ Xây dựng, của ngành Xây dựng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường, điều kiện đầu tư kinh doanh. Phấn đấu 100% các TTHC trên cổng dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử được tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia.

Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong các lĩnh vực Ngành. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2030. Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển ngành Xây dựng trong bối cảnh mới.

Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra: Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, vững mạnh; tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ thanh tra, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Để đảm bảo hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ quản lý nhà nước được Chính phủ giao trong bối cảnh và yêu cầu mới, Bộ Xây dựng đề xuất trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét kiến nghị về biên chế của Bộ. Các nhiệm vụ, đề án đưa vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. 

Trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổng kết Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị” theo Quyết định 1961/QĐ-TTg ngày 25/10/2010; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, xem xét bổ sung tiêu chí về đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trong tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý xây dựng, đô thị các cấp và xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo cán bộ hàng năm.

Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

(*Tạp chí Xây dựng)

Bạn đang đọc bài viết Ngành Xây dựng và những triển vọng trong giai đoạn 2021 – 2026. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.