Thứ sáu, 29/03/2024 03:41 (GMT+7)

Vật liệu nhẹ và những ưu điểm của vật liệu nhẹ trong xây dựng nhà ở

MTĐT -  Thứ hai, 20/04/2020 15:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nghe đến cụm từ vật liệu nhẹ, nhiều người nghĩ rằng đây là loại vật liệu không chắc chắn, chỉ dành cho các công trình mang tính chất tạm bợ. Điều đó có đúng hay không?

Có nên sử dụng vật liệu nhẹ hay không?

Vật liệu nhẹ là gì?

Vật liệu nhẹ là loại vật liệu được sản xuất, tái chế dựa trên công nghệ hiện đại để sử dụng trong ngành xây dựng, đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội như giảm chi phí, thi công nhanh và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, trong suốt vòng đời, vật liệu nhẹ sử dụng năng lượng ít hơn nên cũng tạo ra giá trị bền vững cho các công trình xây dựng.

Ưu điểm của vật liệu nhẹ trong xây dựng nhà ở

Trong những năm gần đây, vật liệu nhẹ đang dần trở thành xu hướng trong các công trình nhà ở bởi những ưu điểm dưới đây.

Tiết kiệm thời gian, nhân công

Vật liệu nhẹ đảm bảo yêu cầu về kết cấu chịu lực, tăng độ linh hoạt trong thiết kế. Từ đó, thời gian thi công rút ngắn giúp hoàn thành tiến độ xây dựng nhanh chóng hơn.

Vật liệu nhẹ sẽ giúp tiết kiệm thời gian thi công mà vẫn đảm bảo những tính năng cần thiết

Giảm chi phí, giá thành

Với những gia chủ muốn tiết kiệm chi phí xây dựng, vật liệu nhẹ là lời giải đáp hoàn hảo. Ví dụ, một m2 tường xây bằng gạch nhẹ cần 8 viên trong khi xây bằng gạch nung tốn 65 viên, cộng thêm xi măng, cát làm mạch hồ.

Đa chức năng

Vật liệu nhẹ thường có khả năng cách nhiệt, kháng cháy, kháng khuẩn, phản ứng nhanh hơn với những thay đổi về nhiệt độ, khả năng làm mát nhanh ở vùng khí hậu nóng nhờ việc ứng dụng dây chuyền sản xuất từ các nước phát triển cũng như quá trình nghiên cứu của các doanh nghiệp trong nước.

Vật liệu nhẹ đa chức năng hơn vật liệu truyền thống

Thân thiện môi trường

Nhóm vật liệu mới nói chung và vật liệu nhẹ nói riêng đáp ứng xu hướng xây dựng xanh, giảm thiểu tác động đến môi trường vì không phải khai thác từ tự nhiên, sản xuất trên dây chuyền khép kín, đồng bộ. Đồng thời vật liệu nhẹ cũng thường có xếp hạng năng lượng thấp hơn so với vật liệu truyền thống.

Với những ưu điểm kể trên, vật liệu nhẹ đang ngày càng được ưa chuộng bởi cả chủ đầu tư lẫn đơn vị thi công

Các loại vật liệu nhẹ ứng dụng trong xây nhà ở

Trong những năm gần đây, nhu cầu xây nhà bằng vật liệu nhẹ đang dần trở thành xu hướng mới bởi sự đa dạng về mặt chất liệu.

Gạch, đá, bê tông xốp

Dựa vào màu sắc, hình thù, đặc điểm của những nguyên liệu trong tự nhiên như xi măng, cát, thạch cao, sợi thuỷ tinh… nhà sản xuất đã chế tác ra đa dạng các sản phẩm ứng dụng trong trang trí nội, ngoại thất. Đây là dạng sản phẩm “giả” đá ghép, đá ốp tường, gạch giả cổ, sỏi đá từ suối…

Bê tông xốp được ứng dụng nhiều trong trang trí

Từ những nguyên liệu trên, người ta còn có thể chế tác được các vật liệu giả gỗ, cây, tre, đá cubic, đá lát sân vườn, trụ cổng vuông – tròn. Nhờ việc sản xuất vật liệu tự nhiên bằng giải pháp nhân tạo nên các sản phẩm không thấm nước, tạo được nhiều hoa văn, màu sắc, kích cỡ và ứng dụng đa dạng, thích hợp trong việc hoàn thiện công trình như ốp tường trang trí, lát nền sân, ban công, vườn, tường rào…

Gạch nhựa Vinyl

Khi nhắc đến các công trình nhà ở, thật là thiếu sót nếu ta bỏ qua gạch nhựa Vinyl. Dù là nhựa nhưng sản phẩm này tạo được hoa văn, màu sắc giống như vật liệu tự nhiên mà không hề có độ bóng của nhựa. Điểm cộng của gạch nhựa Vinyl là rất nhẹ, chỉ dày 3mm.

Nếu nhìn bằng mắt thường khó có thể phân biệt được giữa gạch nhựa Vinyl hay gỗ tự nhiên

Đá ép trên nhôm, kính, ceramic

Đá thường được dùng để trang trí bởi đá tự nhiên đẹp, sang trọng nhưng nhược điểm lớn nhất là nặng. Vì thế, để khắc phục, các nhà sản xuất đã “thái” mỏng đá tự nhiên ra thành các miếng dày 3 – 5mm. Sau đó, dán nó lên trên các bề mặt vật liệu để ứng dụng trang trí vừa giúp giảm tải trọng mà vẫn tạo được bề mặt đá thật.

Đá ép nhân tạo ứng dụng khi làm mặt bếp

Bê tông siêu nhẹ

Dù mới xuất hiện trên thị trường nhưng bê tông siêu nhẹ đã rất được lòng không chỉ đơn vị thi công mà còn cả chủ đầu tư. Khác với bê tông truyền thống, bê tông mới có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều. Không những vậy, bê tông siêu nhẹ còn có khả năng nổi trên mặt nước, cách nhiệt, cách âm tốt mà vẫn đảm bảo an toàn.

Bê tông siêu nhẹ có 2 loại bê tông bọt khí và bê tông khí chưng áp

Trong đó, bê tông bọt khí với thành phần chính là xi măng, tro bay, sợi tổng hợp, chất tạo bọt và phụ gia. Cấu tạo bê tông bọt khí với nhiều lỗ nhỏ li ti, phân bố đều. Bê tông khí chưng áp bao gồm xi măng, cát nghiền mịn, vôi, nước và bột nhôm – chất tạo khí. Cấu tạo bê tông khí chưng áp có nhiều lỗ rỗng. Quá trình sản xuất xi măng tạo ra một phản ứng hóa học sinh ra khí Hydro. Chính loại khí này bị giữ lại trong các thành phần cát, vôi… dẫn tới vật liệu này rất nhẹ.

Nhờ trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển, tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường, vật liệu nhẹ có khả năng thay thế vật liệu truyền thống trong thời gian tới. Vì thế, nếu bạn đang có ý định xây nhà, hãy thử tìm hiểu về loại vật liệu này và đưa ra cho mình sự lựa chọn nhé.

Theo Happynest

Bạn đang đọc bài viết Vật liệu nhẹ và những ưu điểm của vật liệu nhẹ trong xây dựng nhà ở. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.