Thứ bảy, 20/04/2024 16:05 (GMT+7)

Vi phạm đất đai ở Đông La: Chính quyền có “bảo kê”? (Bài 2)

Nhóm PV -  Thứ sáu, 26/04/2019 11:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những khuất tất trong việc quản lý đất đai tại địa phương, phải chăng đây chính là lý do mà lãnh đạo xã Đông La đang né tránh trả lời, tiếp tay cho vi phạm?

Trên bảo dưới không nghe!

Sau nhiều lần liên hệ, đặt lịch và nội dung làm việc nhưng lãnh đạo xã Đông La đều né tránh. Chúng tôi đã phải liên hệ với UBND huyện Hoài Đức sau nhiều lần đi lại chúng tôi mới được ông Nguyễn Xuân Lý, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện hẹn làm việc. Tiếp nhận nội dung thông tin và hẹn sẽ bố trí làm việc cùng phóng viên với lãnh đạo xã Đông La nhưng rồi cũng không thể liên lạc được buộc phóng viên phải liên hệ với ông Nguyễn Quang Đức, Chủ tịch UBND huyện để chỉ đạo. Lúc này ông Lý mới hẹn phóng viên làm việc cùng với ông Trần Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Đông La.

Việc san lấp để xây dựng nhà, xưởng vẫn diễn ra công khai.

Trong buổi làm việc ông Quý cho rằng đã giao cho ông Trịnh Đắc Chuyên, Phó chủ tịch làm việc với phóng viên và đã có báo cáo lại. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định không có việc đó, còn nội dung mà phóng viên để lại ông Quý cũng không cung cấp gì, các vấn đề được hỏi ông đều trả lời trôi chảy như đã xử lý vi phạm; đất quỹ công được thực hiện theo đúng quy định; khu Đống Tranh là được phép của huyện trong việc chuyển đổi sang trồng lan… các hộ cam kết không xây dựng.

Ông Trần Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Đông La sau khi tiếp nhận nội dung đề nghị cung cấp thông tin thì không liên lạc được.

Để cụ thể phóng viên đề nghị ông Quý cung cấp tài liệu liên quan để chứng minh cho lời nói của mình thì ông xin phép được cung cấp sau vì chưa chuẩn bị. Và sau đó thì phóng viên không thể liên hệ được với số điện thoại chính ông Quý cung cấp.

Điều này cũng minh chứng cho việc vì sao UBND huyện Hoài Đức trong năm 2017-2018 đã có hàng chục công văn yêu cầu trực tiếp xã Đông La tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ triệt để các công trình vi phạm trả lại hiện trạng ban đầu; Hoàn thiện hồ sơ xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm…. thường xuyên báo cáo UBND huyện. Đối với những vi phạm phát sinh không xử lý triệt để, UBND huyện xem xét trách nhiệm đối với chủ tịch, cán bộ địa chính xã.

Có dấu hiệu "bảo kê"?

Theo thông tin mà phóng viên có được thì trong những thửa đất sai phạm vẫn được chuyển đổi quyền sử dụng đất một cách hợp pháp. Trên thực tế những thửa đất này đã được xây dựng nhà, xưởng từ trước đó nhưng mới đây vẫn được cấp đổi GCNQSD đất, trong phần mục đích sử dụng vẫn ghi đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm. Câu hỏi đặt ra là ai đã tiếp tay cho vi phạm trong GCNQSD đất vừa được cấp mới này?

Một GCNQSD đất vừa được cấp là đất trồng lúa nhưng trên thực tế là nhà xưởng đã được xây dựng.

Bên cạnh đó, việc quản lý đất công đã được quy định chặt chẽ phải tổ chức đấu thầu công khai, khi phát hiện sai phạm UBND xã vẫn không có hướng xử lý theo quy định. Việc lập hồ sơ xử lý vi phạm về đất đai cũng không được thực hiện… Và theo như cò đất H. quả quyết: Đến nay cả xã này chưa một trường hợp nào bị cưỡng chế, xử lý vi phạm?

Hiện nay, tại khu cánh đồng Đống Tranh (Đồng Nhân) việc sai phạm trong sử dụng đất đai đang diễn biến phức tạp, nhiều thửa đất đã được xây dựng nhà, xưởng kiên cố và cây lan tiếp tục đang là bình phong trong vấn đề vi phạm này.

Không bao lâu nữa khu vực trồng lan này cũng sẽ biến thành nhà xưởng.

Để thực hiện chủ trương của TP. Hà Nội đưa Hoà Đức lên quận vào năm 2020, có thể Đông La sẽ lên phường theo lộ trình, chắc chắn lúc đó việc quản lý đất đai sẽ chặt chẽ hơn. Phải chăng lợi dụng điều này mà tình trạng vi phạm đất đai xảy ra tại Đông La ngày càng phức tạp, nghiêm trọng.

Nếu không giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm trong sử dụng, quản lý đất đai, trái quy định pháp luật tại Đông La, cũng như xử lý các cán bộ, đảng viên đã để ra sai phạm trước đây. Đặc biệt là xử lý kỷ luật người đứng đầu đã được quy định rất cụ thể trong luật cũng như các chỉ thị, quy định của Trung ương, TP Hà Nội.

Rất có thể Đông La sẽ trở thành tiền lệ xấu đối với các địa phương khác. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương của Tp Hà Nội đưa Hoài Đức lên quận vào năm 2020.

Điều 12. Luật đất đai năm 2013Những hành vi bị nghiêm cấm

  1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
  2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
  3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
  4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
  5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
  6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
  9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
  10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Môi trường và Đô thị sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!

Kỳ tới: Góc khuất trong quản lý đất đai ở Đông La

Bạn đang đọc bài viết Vi phạm đất đai ở Đông La: Chính quyền có “bảo kê”? (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ