Thứ bảy, 20/04/2024 05:12 (GMT+7)

Đông La (Hoài Đức) vi phạm đất đai có thách thức pháp luật?

Nhóm PV -  Thứ năm, 25/04/2019 08:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đông La, Hoài Đức (TP Hà Nội) là xã vùng ven tiếp giáp với các phường Dương Nội, Yên Nghĩa (Hà Đông) nên giá đất tăng lên từng ngày. Nhất là khi chủ trương Thành phố đưa Hoài Đức lên quận năm 2020.

Đất ven đô

Trong vai người đi tìm thuê xưởng vừa đặt chân xuống thôn Đồng Nhân (xã Đông La) cánh cò đất đã vây quanh chúng tôi mối lái. Biết ý định của chúng tôi muốn thuê nhà xưởng hoặc đất không để làm nhà xưởng, cò đất tên H. nhiệt tình chỉ dẫn: "Anh chị muốn thuê tầm bao nhiêu mét, em có 2 xưởng mỗi xưởng khoảng trên 300m2. Anh chị có xem thì em dẫn vào xem".

Ông Trần Văn Quý, Chủ tịch UBND xã khẳng định không được xây tường.

Theo chân cò đất H. chúng tôi có mặt tại xưởng nằm ngay trên trục đường liên xã, cánh đồng Đống Tranh. Với khu xưởng được thiết kế khá khang trang có đầy đủ phòng ốc từ khu văn phòng đến kho để hàng hoá. Thấy chúng tôi có vẻ ưng ý H. cho biết nếu anh chị thuê, em cho thuê với giá 70 nghìn đồng/m2 như vậy cả khu xưởng này cũng chỉ trên 20 triệu đồng/tháng.

Khi hỏi về giấy tờ thửa đất H tự tin cho biết: Anh yên tâm em có sổ đỏ chính chủ là đất 50 năm (đất nông nghiệp). Chúng tôi tỏ ra e ngại khi cho rằng xưởng này nằm trên đất nông nghiệp sợ chính quyền cưỡng chế, giải toả thì H. quả quyết: Đến nay cả xã này chưa một trường hợp nào bị cưỡng chế, xử lý vi phạm?

Nhà, xưởng mọc lên trên đất nông nghiệp thách thức pháp luật.

Lấy lý do để tham khảo chúng tôi hẹn về bàn bạc nếu thấy được sẽ liên hệ sau. Lên đến đê Tả Sông Đáy thêm một cò đất tên T. tiếp cận chúng tôi, sau đó dẫn chúng tôi xuống khu bãi ngoài đê giới thiệu nhiều thửa đất khác. Còn nói nếu chúng tôi ưng thì có thể làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng lại với giá 3 triệu đồng/m2. Nói rồi T. chỉ sang các thửa đất bên cạnh nói chắc nịch: Đấy anh chị xem nhà, xưởng ở đây có ai làm gì đâu.Anh chị có nhu cầu mua cả nghìn mét vuông cũng được.

Sau khi e ngại việc không thể xây dựng xưởng thì cò đất này nói: Xây ngay thì khó, không như trước đây, nhưng em có quen địa chính xã, ban đầu anh chị cứ quây tôn, rồi xây dần dần tất nhiên phải có một khoản kinh phí lót tay thì mới làm được. Khoản đó có thể tính gộp vào giá đất, hoặc cũng có thể tính ngoài, đứng tên em làm là người địa phương thì dễ hơn…

Hợp thức từng bước

Có thể chia ra làm 2 giai đoạn, từ những năm 2010 đến 2015 tình trạng vi phạm đất đai xảy ra nghiêm trọng tại khu vực ngoài bãi, đồng Cửa Đình, Gia Tán (thôn Đồng Nhân). Hiện tại có hàng nghìn trường hợp đã xây dựng nhà xưởng, nhà ở kiên cố thời kỳ ông Nguyễn Văn Mừng làm chủ tịch UBND xã.

Sau đó, ông Trần Văn Quý lên làm Chủ tịch UBND xã, trong thời gian từ năm 2017 đến nay, ngoài khu vực ngoài bãi thì tình trạng sử dụng đất sai mục đích xảy ra nghiêm trọng tại các vùng ven thôn, xóm. Đặc biệt là khu vực cánh đồng Đống Tranh. Dưới danh nghĩa là làng nghề trồng lan, cánh đồng khu vực này đã được UBND xã bật đèn xanh, cho san lấp, cải tạo thành nền sau đó quây lưới để trồng lan.

Các vườn lan trên cánh đồng Đống Tranh đang từng ngày nuốt dần diện tích đất trồng lúa.

Tới khu vực này giờ không còn ai nhận nơi đây từng là cánh đồng lúa “bờ xôi, ruộng mật” mà nó đã biến thành nhà, xưởng như khu dân cư. Phía ngoài tiếp tục là những khu vực đang được san lấp trồng lan. Một thời gian sau các lưới quây này được thay thế bằng tường xây, rồi lán trông coi, chúng sẽ trở thành nhà, xưởng theo một quy trình đã được tính toán từ trước. Cho dù việc làm này vi phạm điều 12 Luật đất đai năm 2013 những hành vi bị nghiêm cấm.

Theo tìm hiểu của Nhóm PV thì việc cho chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng lan cũng giống như thời kỳ lãnh đạo trước với lý do cho phép người dân xây dựng lán trại để trồng lan tăng thu nhập nhưng thực tế là xây nhà xưởng với diện tích lên đến hàng chục ha đất nông nghiệp.

Và như vậy, 5-7 năm sau chúng nghiễm nhiên thành đất vi phạm chờ xử lý có thể bằng hình thức phạt hành chính cho tồn tại với lý do chính quyền đưa ra là phù hợp với quy hoạch, tình trạng này đã diễn ra khác phổ biến trước đây ở một số địa phương khác. Nếu là đất nông nghiệp thì giá chuyển nhượng chỉ 3-4 triệu đồng tuỳ vị trí, nhưng đã được san lấp thành nền và lại có nhà xưởng rồi dù vẫn là đất nông nghiệp thì giá đã được thổi lên gấp 5-6 lần.

Sau thời gian vườn lan được thay thế thành nhà, xưởng như 1 khu dân cư.

Việc vi phạm đất đai tại xã Đông La đã xảy ra trong thời gian dài, nghiêm trọng nhưng đến nay vẫn chưa có một cán bộ, đảng viên nào bị xử lý theo quy định pháp luật, phải chăng chính vì điều này mà cán bộ của xã vẫn để sai phạm tiếp tục xảy ra. Dư luận cho rằng vi phạm đất đai của xã Đông La có thách thức pháp luật?

Phóng viên nhiều lần liên hệ, đặt lịch làm việc với địa phương về vẫn đề này nhưng lãnh đạo xã Đông La đều né tránh hay còn vì lý do nào khác.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Kỳ tới: Chính quyền có “bảo kê” cho vi phạm?

Bạn đang đọc bài viết Đông La (Hoài Đức) vi phạm đất đai có thách thức pháp luật?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...