Thứ bảy, 20/04/2024 01:13 (GMT+7)

Xây đô thị thông minh nhưng đừng “đập” di sản, quên bản sắc văn hoá

MTĐT -  Chủ nhật, 14/04/2019 16:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Xây dựng đô thị thông minh, đổi mới sáng tạo tới đâu thì cũng cần đảm bảo sự kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu đô thị không có quá khứ thì cũng như một người bị mất trí nhớ".

"Xây dựng đô thị thông minh, đổi mới sáng tạo tới đâu thì cũng cần đảm bảo sự kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu đô thị không có quá khứ thì cũng như một người bị mất trí nhớ. Nếu không có di sản quá khứ thì đô thị đó cũng giống như bao nơi khác, không còn bản sắc nữa."

Đó là chia sẻ của GS-TS Johannes Widodo (Đại học Quốc gia Singapore) trong tại phiên khai mạc hội thảo khoa học quốc tế Trường đại học Văn Lang trong hội nhập quốc tế, thu hút hơn 500 nhà khoa học trong nước và quốc tế, vừa diễn ra tại TP.HCM.

Ông cho rằng những giá trị của một đô thị tập trung vào con người với nhìn nhận thông minh nghĩa là giải pháp lấy con người làm trọng tâm (Smart= Human Centred Solution), là nền tảng cho quản lý những thay đổi một cách thông minh trong bối cảnh mới và phát triển cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh mẽ.

GS-TS Johannes Widodo chia sẻ tại phiên khai mạc hội thảo, theo ông: "Kết cấu của một thành phố là cuộc sống hàng ngày của người dân. Chúng là cốt lõi, kết cấu, sức sống của đô thị, làm nên sự độc đáo của đô thị. Đó cũng là di sản của đô thị".

Đáng tiếc, theo vị giáo sư hiện đang là giám đốc Trung tâm Tun Tan Cheng Lock về di sản kiến trúc và đô thị châu Á tại Melaka (Malaysia), thành viên thẩm định của UNESCO châu Á Thái Bình Dương về bảo tồn di sản văn hóa, này thì trong quy hoạch xây dựng đô thị, người ta vẫn có cách tiếp cận phổ biến là áp từ trên xuống. Có nghĩa là chính quyền, các chuyên gia, nhà nghiên cứu hữu quan... thường "bắt tay" với nhau từ đó đưa ra những dự án chỉnh trang, xây dựng đô thị mà ít (thạm chí là không) khảo sát ý kiến người dân - cộng đồng gắn với mảnh đất ấy, không gian cộng cư ấy.

Đáng tiếc hơn, những can thiệp kiểu áp đặt đó lại chỉ chăm chăm hướng đến các sản phẩm du lịch, thu hút du khách mà quên mất những tác động tiêu cực có thể gây ra cho chính cộng đồng đó.

Lấy dẫn chứng cho lập luận trên, GS Johannes Widodo cho biết Melaka (Malaysia) là một trong những thành phố điển hình của việc bị đánh mất đi bản sắc do chỉ xây dựng thương hiệu cho du lịch mà không bảo tồn di sản văn hoá. Trong quá trình chỉnh trang đô thị, người ta đã quên mất tính địa phương, những giá trị văn hoá bản địa, phương thức sinh hoạt của cộng đồng... Hay cũng có những công trình kiến trúc lịch sử giá trị, tuy nhiên cách ứng xử với di sản của Macau và Singapore lại hoàn toàn khác nhau. Nổi bật là nơi có nền văn hoá Đông – Tây pha trộn nhau và phản ánh qua kiến trúc, các cộng đồng cộng cư đặc trưng tuy nhiên khi trở thành đặc khu hành chính với sự chỉnh trang chỉ ưu tiên phát triển cao ốc, thu hút khách du lịch, cái riêng của Macau về kiến trúc, không gian di sản... dần phôi phai.

Singapore trong quá trình chỉnh trang đô thị, cũng từng có chủ trương giải tỏa trắng những khu phố người Hoa, người Ấn nhếch nhác, để xây dựng những khu phố thương mại cao tầng. Khi nhận ra hậu quả là kinh tế và du lịch của Singapore giảm sút nghiêm trọng, Thủ tướng Lý Quang Diệu khi đó đã kịp thời sửa sai. Kế hoạch chỉnh trang đô thị mà mấu chốt là cân bằng giữa phát triển và bảo tồn đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia đông đảo và khảo sát kỹ cộng đồng. Nhờ đó, đảo quốc này đã bảo tồn được 80% - 90% di sản (theo con số cung cấp mới đây thì đã có 7.000 công trình, trong đó có 72 công trình lịch sử được bảo tồn). "Khách du lịch đến là vì muốn tận hưởng văn hoá bản địa, những đặc trưng của kiến trúc, những nét riêng của cộng đồng nơi đó, chỉ ở đó mới có chứ không phải đến vì có trung tâm thương mại, cao ốc", GS Johannes Widodo nhận định.

GS Johannes Widodo cũng cảnh báo điều này ở Việt Nam, bởi những lần trở lại Huế, Hội An, Đà Nẵng ông bất ngờ vì bờ sông, bờ biển đã được các đơn vị tư nhân quản lý khai thác trong khi đáng ra đó phải là không gian của cộng đồng. Đơn vị phát triển dự án thường quan tâm tới lợi nhuận, ít để ý tới môi trường, quyền lợi cộng đồng dân cư nên dẽ nảy sinh các mâu thuẫn. Vì vậy, các hoạt động quy hoạch địa phương cần phải có đầu bài rõ ràng, cùng với đó là sự tham vấn của giới chuyên môn am hiểu, kinh nghiệm của cộng đồng bản địa: "Cần có hoạt động khảo sát toàn diện và lập bản đồ tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, con người của thành phố. Tạo sự đồng thuận bằng cách sử dụng kế hoạch đó có sự tham gia và tham vấn của các bên liên quan về những giá trị nào cần bảo vệ, bảo tồn để truyền cho các thế hệ tương lai".

Theo Người đô thị

Bạn đang đọc bài viết Xây đô thị thông minh nhưng đừng “đập” di sản, quên bản sắc văn hoá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...