Thứ năm, 25/04/2024 18:01 (GMT+7)

Doanh nghiệp vận tải lo 'mất Tết' vì không có khách

MTĐT -  Thứ ba, 04/01/2022 08:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều doanh nghiệp vận tải đang đứng nguy cơ phá sản do sản lượng hành khách, lượt xe và doanh thu đều sụt giảm nghiêm trọng.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Công Hùng cho rằng, tình hình vô cùng khó khăn trong kinh doanh của các doanh nghiệp ngành vận tải hiện đang rất cần có giải pháp hỗ trợ, trong đó mở rộng đối tượng được tiếp cận vay gói để trả lương cho các chủ doanh nghiệp vận tải. Có như vậy khi kiểm soát được dịch bệnh mới có thể phục hồi sản xuất.

“Bến vắng, người thưa"

Ghi nhận thực tế của vào ngày 3/1, tại hầu hết các bến xe lớn ở Hà Nội như: bến xe Nước Ngầm, bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình… đều trong tình trạng vắng vẻ từ khu vực bán vé đến khu vực bến bãi. Lượng hành khách ra, vào bến xe thưa thớt.

bx-Giap-Bat-6743-1641192023.png
Lượng khách ra vào bến xe Nước Ngầm thưa thớt trong dịp Tết Dương lịch 2022.

Đại diện nhà xe Thanh Sơn (tuyến Thanh Hóa - Hà Nội) cho hay, mặc dù dịp nghỉ Tết dương lịch 2022 được ba ngày, song do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, người dân hạn chế đi lại khiến vận tải hành khách “ế” khách.

“Từ 1/1 đến hôm nay (3/1) xe của tôi chỉ đón được khoảng chục khách. Như chuyến sáng nay, xe chuẩn bị rời bến cũng chỉ có 3 khách. Tuy ít khách, "chạy lỗ vốn" nhưng nhà xe vẫn duy trì để đảm bảo việc lưu thông không bị gián đoạn”, anh Sơn chia sẻ.

Với tình hình hiện nay, anh Sơn dự báo, dịp Tết Nguyên đán lượng khách cũng không tăng lên là mấy. “Thời điểm năm ngoái lượng khách đặt vé Tết lên tới 90%, hiện tại, ngày cao điểm chỉ bán được 10-15 vé. Năm nay, nhà xe xác định coi như mất Tết vì cảnh bến xe vắng thưa khách”, anh Sơn lo lắng.

Theo các nhà xe, thông thường mọi năm từ thời điểm cận Tết dương lịch kéo dài đến Tết Nguyên Đán là cao điểm kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, năm nay chỉ còn 1 tháng nữa đến Tết Nhâm Dần 2022 nhưng lượng khách đặt xe về quê ăn Tết rất thưa thớt, mới đạt khoảng 20%.

Bà Trương Liên Hương, Phó Giám đốc Công ty Vận tải Quang Minh (Hà Tĩnh) cho biết, trước đây, doanh nghiệp có 8 tài xế chạy liên tục trong ngày với công suất khoảng 350 khách/ngày thì năm nay trong dịp cao điểm vận tải Tết Dương lịch, 2/3 số xe của doanh nghiệp lại nằm trong bãi. Đây là điều chưa có tiền lệ. Những năm trước vào dịp này, toàn bộ số xe đều được huy động, nhưng cũng không đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Ngành đường sắt cũng khó khăn không kém. Để chuẩn bị cho dịp đi lại của nhân dân dịp Tết, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã áp dụng nhiều chính sách kích cầu như không tăng giá vé và nhiều chính sách giảm giá nhưng đến nay lượng khách đặt vé vẫn thấp kỷ lục, khoảng 30%. Lãnh đạo VNR cho biết, không khả quan hơn, sẽ tính thêm chính sách giảm giá mới.

Đáng nói, trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch, chuyến nào nhiều nhất cũng chỉ có 10-12 người. Dù có ngày chỉ có 1-2 người/chuyến nhưng giá vé vẫn được giữ ở mức ổn định, chấp nhận tạm thời bù lỗ để duy trì chuyến.

“Tôi có thuê 3 quầy để bán vé tại bến xe Nước Ngầm nhưng từ khi bến xe được hoạt động trở lại, tôi chỉ thuê 1 quầy và tạm dừng 2 quầy còn lại để tiết kiệm chi phí. Hiện nay, công ty đã mở bán vé Tết Nguyên đán, nhưng mỗi ngày chỉ bán được vài vé, thậm chí có ngày không có khách hỏi mua”, bà Hương tâm sự.

Mong có thêm chính sách hỗ trợ

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, khó khăn hiện nay là dịch bệnh COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố diễn biến vẫn phức tạp. Số ca mắc vẫn tăng, hành khách lo sợ dịch bệnh khi đi trên phương tiện xe khách công cộng nên hoạt động vận tải đường bộ bị ảnh hưởng rất lớn, lưu lượng hành khách đi lại ít.

Xe nằm bãi nhưng vẫn phải chi trả các chi phí phục vụ hoạt động của phương tiện. Chính vì vậy, thông tin thời gian giảm phí đường bộ được kéo dài thêm 6 tháng là điều đáng mừng.

"Việc giảm 30% phí bảo trì đường bộ từ 1/1 - 31/6/2022, hay giảm 50% lệ phí đăng kiểm, dù số tiền không lớn, nhưng với một doanh nghiệp nhiều xe như chúng tôi trong thời điểm khó khăn này, đây thực sự là động thái khích lệ cho doanh nghiệp", ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty Minh Thành Phát, Hà Nội, chia sẻ.

Theo nhận định của các doanh nghiệp vận tải, dịch bệnh vẫn phức tạp, nên tình trạng người dân e dè lựa chọn phương tiện công cộng để đi lại có thể còn kéo dài. Không có khách, số chuyến xe sụt giảm, doanh nghiệp không có nguồn để chi trả lương, lái xe, công nhân sửa chữa, bảo dưỡng nghỉ việc là khó tránh.

Nếu tình trạng này kéo dài thêm, thì khi dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp vận tải cũng sẽ gặp khó khăn trong khôi phục hoạt động trở lại. Vì vậy, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị Chính phủ có thêm các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn, mở rộng đối tượng được tiếp cận vay vốn trả lương vì hiện nay có không ít lao động chỉ ký hợp đồng thời vụ, nên không thuộc đối tượng được thụ hưởng gói vay để “giữ chân” người lao động.

Mới đây, Bộ GTVT vừa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay; Tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho các đơn vị vận tải bị ảnh hưởng của dịch, cho vay mới để ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị kinh doanh vận tải vay vốn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, có các chính sách miễn giảm các loại thuế, phí và lệ phí đến hết năm 2022 hoặc cho đến khi dịch bệnh kết thúc.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp vận tải lo 'mất Tết' vì không có khách. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Vnbusiness

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.