Thứ tư, 24/04/2024 18:25 (GMT+7)

Doanh nhân-DN nỗ lực thực hiện mục tiêu kép vượt qua đại dịch

Vi Hằng (Thực hiện) -  Thứ năm, 05/11/2020 08:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đánh giá về tình hình KT - XH 9 tháng đầu năm 2020 và định hướng kế hoạch phát triển KT- XH năm 2020, ông Nguyễn Văn Bé – Chủ tịch Hiệp hội các DN Khu CN TP.HCM (HBA) đã chia sẻ với TC MT và ĐT VN.

Phóng viên:Tại 18 Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp và Khu Công nghệ cao, theo ông thời gian qua Doanh nhân - Doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” trong tình hình đại dịch Covid-19 như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Bé: Với hơn 1.500 nhà máy, trong đó khoảng 500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (F.D.I) và hàng trăm doanh nghiệp kỹ thuật, công nghệ cao với khoảng 10 ngàn chuyên gia của nhiều nước, chắc chắn đội ngũ Doanh nhân – Doanh nghiệp và các CEO của các nhà máy phải đề ra nhiều giải pháp, biện pháp đúng quy định phòng chống dịch. Vì đây là nơi tập trung hàng trăm ngàn công nhân nên đòi hỏi các nhà máy phải thực hiện chặt chẽ nghiêm ngặt, từ khâu vệ sinh trước khi vào nhà máy và trước khi vào chuyền sản xuất đến việc tổ chức giãn cách trong lao động, trong ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi…

Ông Nguyễn Văn Bé – Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp khu công nghiệp TP.HCM

Nêu cao tinh thần nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh, bảo tồn doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã giữ chân người lao động dưới nhiều hình thức: Giảm giờ làm, giảm ngày làm, tạm cho nghỉ việc với lương tối thiểu, tạm cho nghỉ việc có thời hạn… Trong tháng 7 và tháng 8, nhiều doanh nghiệp đã hồi phục và chỉ có 2 doanh nghiệp xin rút giấy phép đầu tư.

Nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp các Khu trong việc phòng chống dịch, Hiệp hội (HBA) đã làm cầu nối giữa các doanh nghiệp cung ứng khẩu trang, nước diệt khuẩn, áo choàng y tế cho hàng trăm doanh nghiệp trong khu có nhu cầu với hợp đồng chặt chẽ, sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý. Tổng trị giá hàng cung cấp đến cả tỷ đồng. Gần đây, thông qua Hiệp hội, công ty TNHH Hansae Việt Nam tại KCN Tây Bắc Củ Chi đang làm thủ tục chuyển tặng Nhà nước lô hàng áo choàng y tế trị giá gần 700 ngàn đôla Mỹ. Ngoài ra, Công ty CP Thương mại IMEXCO Việt Nam đang lên kế hoạch trao tặng 4.500 phần quà sữa tắm kháng khuẩn và 10.000 chai nước rửa tay cho doanh nghiệp.

Saigon Silicon City Center (Quận 9) là một trong bốn thành phần trọng điểm của dự án Saigon Silicon City với diện tích xây dựng trên 42.000m2 và tổng vốn đầu tư hơn 489 tỷ đồng.

Phóng viên: Qua đợt 1 và đợt 2 của đại dịch Covid-19 ở nước ta, Hiệp hội muốn gửi gắm gì đến với doanh nghiệp các khu?

Ông Nguyễn Văn Bé: Đại dịch Covid-19 đang tiếp tục hoành hành trên phạm vi toàn cầu và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nước ta, thành phố ta là một trong các xứ sở, địa bàn còn kiểm soát được dịch bệnh nhưng vẫn nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên tinh thần đó, doanh nhân – doanh nghiệp tại các Khu, tại các nhà máy vẫn phải tiếp tục kiên trì, kiên định, kiên quyết thực hiện “mục tiêu kép”, vừa giữ nghiêm các quy định, các biện pháp phòng chống dịch, vừa tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, khai thác thị trường nội địa, khai thác mọi tiềm năng xuất khẩu, trong đó có thị trường mới mẻ qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Đồng thời, hơn bao giờ hết, “biến nguy thành cơ”. Đây là dịp các doanh nghiệp dành thời gian và thực lực, ứng dụng thành quả công nghệ kỹ thuât số trong điều hành, quản trị, tiếp thị, kinh doanh, thậm chí nếu có điều kiện đổi mới cả công nghệ máy móc thiết bị tự động hóa. Dù nhanh dù chậm, dịch rồi sẽ được khống chế và qua đi, sau đại dịch thế giới đang trong trạng thái “kinh tế nén”, sẽ phát triển bùng phát, vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Trong thời cơ đó, lợi thế chỉ dành cho các doanh nghiệp còn tồn tại và đã chuẩn bị thực lực.

Phóng viên:Trước tình hình trên doanh nghiệp các KCX - KCN – KCNC nói riêng và doanh nghiệp thành phố nói chung có nguyện vọng gì đối với Nhà nước?

Ông Nguyễn Văn Bé: Như tôi và nhiều đồng nghiệp đã phát biểu nhiều lần trên phương tiện truyền thông báo, đài và trong văn bản kiến nghị chính thức với Nhà nước và Quốc hội. Doanh nghiệp hầu như không hề yêu cầu Nhà nước cho vốn liếng, công nghệ, lao động… mà chỉ xin Nhà nước cho cơ chế chính sách kinh tế thông thoáng dễ biết, dễ làm, dễ chịu trách nhiệm, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa”.

Thực trạng hiện nay sau hiến pháp 2013 ban hành, luật mới cùng với bao nghị định, thông tư mới trở lại con đường lòng vòng, nhiều quy định vướng mắc, bất cập, chồng chéo nhau. Cơ chế “một cửa” bị phá vỡ, “một cửa  nhiều ổ khóa”, “một cửa nhiều ngách”, “liên thông đi lòng vòng”…

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kép, vừa sản xuất vừa phòng, chống bệnh dịch hiệu quả.

5 năm qua, chúng tôi cũng ghi nhận quyết tâm của Chính phủ là rất lớn, kiên định, kiên quyết trong cắt bỏ hơn phân nửa của mấy ngàn thủ tục hành chính (Công thương), cắt bỏ hơn phân nửa các điều kiện đăng ký kinh doanh, đơn giản hóa nhiều mẫu mã thủ tục, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trên nhiều lĩnh vực, nhất là thông quan xuất nhập khẩu qua mạng, khai thuế, báo thuế qua mạng… Thế nhưng trên trận địa hành chính còn nhiều ách tắc và nút thắt chưa tháo gỡ, chưa tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho doanh nghiệp và đương nhiên chưa thực sự giải phóng sức sản xuất và đầu tư.

Hệ nhân quả cho thực trạng trên, chúng tôi cho rằng cần chấn chỉnh cơ chế “một  cửa”, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư; Chấn chỉnh các luật định liên quan đất đai và giá thuê đất Nhà nước, doanh nghiệp có mặt bằng; Chấn chỉnh việc cấp sổ đỏ, sổ hồng (Giấy Chứng nhận QSDĐ) cho hàng chục ngàn trường hợp đang tồn đọng tại các dự án, doanh nghiệp có tiền và cơ quan thuế thu được ngân sách; Chấn chỉnh các luật định liên quan đến xây dựng, doanh nghiệp có nhà máy, nhà xưởng; Chấn chỉnh cơ chế thanh tra doanh nghiệp 1 lần trong năm, doanh nghiệp có thời gian; Chấn chỉnh công tác cán bộ, doanh nghiệp có niềm tin.

Về kiến nghị, giải pháp trực tiếp trước mắt có thể thực hiện được theo chúng tôi là ban hành cơ chế “ủy quyền” để xây dựng lại cơ chế “một cửa” cho Ban Quản lý các Khu và các cấp chính quyền. Về lâu dài phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các luật và văn bản dưới luật còn gây vướng mắc, ách tắc, chồng chéo, trùng lắp … hoặc ban hành kịp thời một luật có hiệu lực điều chỉnh nhiều điều khoản của các luật.

Qua những chia sẻ này, nhân dịp chào mừng kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2020 và nhân dịp chào đón Đại hội đại biểu Đảng cấp thành phố lần thứ XI, chúng ta kỳ vọng rằng chúng ta tranh thủ làm được nhiều việc thành công trong thực hiện “mục tiêu kép” và trong 5 năm tới nhất là thời “hậu Covid”, doanh nhân – doanh nghiệp có thời cơ phát triển vượt bậc, thực hiện “dân giàu nước mạnh” sau một thời gian dài trong thực trạng nền kinh tế “nén”.

 Phóng viên:Xin trân trọng cảm ơn ông!        

Bạn đang đọc bài viết Doanh nhân-DN nỗ lực thực hiện mục tiêu kép vượt qua đại dịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.