Thứ năm, 25/04/2024 12:17 (GMT+7)

Những người 'móc cống' ở Hải Phòng

MTĐT -  Thứ hai, 20/09/2021 18:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một công nhân vừa chui từ lòng cống lên còn nồng nặc mùi hôi. Cả người anh lấm lem bùn đất, cái mùi đặc quánh, đen nhánh từ lòng phố vẫn còn vương trên người.

Nhọc nhằn, vất vả thường xuyên làm việc trong môi trường hôi thối, bẩn thỉu, độc hại nhưng trong họ vẫn ánh lên niềm hi vọng, những mệt mỏi đời thường được xua đi bằng nụ cười tươi tắn. Đó là công việc của người làm nghề “móc cống” thuộc Công ty Thoát nước Hải Phòng.

Nếu không có lòng yêu nghề chắc chắn bạn không thể làm được công việc này. Một công nhân vừa chui từ lòng cống lên còn nồng nặc mùi hôi nhưng vẫn hài hước vui vẻ nói như vậy với tôi. Cả người anh lấm lem bùn đất, cái mùi đặc quánh, đen nhánh từ lòng phố vẫn còn vương trên người. Anh bảo: mỗi nghề có một vất vả riêng, nhưng nghề của anh thay vì làm trên mặt đất anh chọn chui xuống lòng cống, tối om khó chịu đến ngạt thở. Mỗi ca làm việc có khoảng gần chục người thay phiên nhau chui xuống vì mỗi người chỉ có thể ở dưới cống được vài phút thôi. Bây giờ công nghệ tiên tiến hơn thì có máy móc hút, chứ ngày xưa các anh phải múc từng chậu khi đưa lên mặt đất ai đi qua cũng phải bịt mũi, nhìn các anh ái ngại thậm chí là “tránh xa”. Nhưng vẫn vui vì ngẫm lại thấy mình còn sức khỏe để đi làm, được cống hiến là thấy vui rồi. Hơn nữa lương và các chế độ đãi ngộ của công ty với các anh rất ổn định. Tuy cuộc sống đôi lúc khó khăn nhưng mỗi ngày đi làm về thấy cả gia đình vui vẻ bên mâm cơm anh lại thấy có động lực tiếp bước.

tm-img-alt

Nắng nóng, oi bức gần 40 độ nhưng ai cũng có công việc của người đó. Cả nhóm người cứ làm việc như vậy, ngày làm 8 tiếng đều đặn, thực hiện phần việc đã được giao, hoàn thành tốt để cuối năm có thêm chút phần thưởng. Cậu công nhân tên Duy còn trẻ tuổi có nụ cười hiền hậu đã nói với PV như thế. Duy bảo nhà Duy là thuộc thế hệ cha truyền con nối, ngày bé hay được bố dẫn đi làm cùng, lớn lên bố bảo theo nghề của bố thế là không đắn đo em đã theo công việc này hơn 10 năm nay. Mà có thể đây cũng là cái duyên đưa em đến với công việc này chị ạ. Cứ như vậy em mải miết đi làm và thấy công việc này trở nên thân thiết với em hơn bao giờ hết. Làm việc ở Công ty bây giờ đỡ vất vả hơn nhiều so với những năm trước. Có lẽ em sẽ chẳng thể rời xa công việc này cho đến khi nào em nghỉ hưu…” nói rồi Duy cười, nụ cười rạng rỡ như thể Duy đang rất hài lòng với công việc của mình.

Tôi chợt nhớ đến bài hát văng vẳng bên tai “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”…có thể công việc “móc cống” không đem lại thu nhập quá cao, và từ trong suy nghĩ của nhiều người thì thực sự không ai muốn làm công việc vừa nặng nhọc vừa độc hại thế nhưng thực tế khi tiếp cận với nhóm anh em làm nghề móc cống mới thấy họ yêu công việc đến lạ. Cứ như thể họ đang rất hài lòng và yêu nghề hơn bao giờ hết.

tm-img-alt

Quả thực có tận mắt chứng kiến mới thấy hết được những gian khổ, khó khăn mà các công nhân làm nghề móc cống đang thực hiện hàng ngày. Họ chọn cho mình một nghề mà không phải ai cũng đủ dũng cảm để nói rằng mình thật sự muốn làm. Điều này khiến chúng ta càng thấy trân trọng và thêm trân quý những người như thế. Họ là người đã góp phần công sức của mình giúp thành phố xanh, đô thị sạch đẹp hơn./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Những người 'móc cống' ở Hải Phòng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới