Thứ ba, 16/04/2024 20:28 (GMT+7)

Bão ngày càng mạnh do toàn cầu nóng lên

MTĐT -  Thứ tư, 28/02/2018 11:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện tượng nóng lên toàn cầu thời gian gần đây làm cho đại dương cũng nóng lên, từ đó hơi nước bốc lên nhiều hơn khiến cho các cơn bão mạnh hơn.

Thông tin vov cho biết, ngày 27/2, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc tọa đàm với chủ đề “Vai trò của ngành khí tượng thủy văn trong phát triển bền vững”.

Tọa đàm là hoạt động nằm trong chương trình Khóa họp thường niên lần thứ 50 Uỷ ban bão và các hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập Ủy ban Bão Quốc tế.

Báo dân trí đưa tin, tại tọa đàm, Giáo sư Petterri Talaas - Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, qua nghiên cứu, thời gian gần đây có hiện tượng nóng lên toàn cầu làm cho đại dương cũng nóng lên, từ đó hơi nước bốc lên nhiều hơn khiến cho các cơn bão mạnh hơn.

Các đại biểu được mời tham gia trao đổi tại cuộc tọa đàm.

Để cải thiện tình hình trên, Tổng Thư ký Tổ chức khí tượng Thế giới cho rằng, trong khoảng 50 năm tới đây, các thành viên của WMO cần chú trọng các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, ngăn chặn xu thế nóng lên toàn cầu nhằm ổn định nhiệt độ của bầu khí quyển, bên cạnh đó là nâng cao chất lượng cảnh báo sớm các hiện tượng khí hậu cực đoan…

Thông tin tại diễn đàn, Việt Nam hiện có 21 loại hình thiên tai khác nhau. Nhưng đến nay, các loại hình thiên tai như giông lốc, vòi rồng và mưa đá vẫn chưa thể dự báo sớm được. Hiện tại, các dự báo sớm chỉ giúp cảnh báo được trước khi các hiện tượng trên xảy ra từ 15 - 30 phút, vov cho biết thêm.

Theo ông Trần Hồng Thái, khó khăn hiện nay, đó là mạng lưới quan trắc của Việt Nam còn thưa, chỉ đạt mật độ 20 -30 % so với khu vực, khoảng 50% trạm tự động, còn nhiều trạm đo thủ công. Nguồn lực đầu tư cho mạng lưới quan trắc, truyền tin, dự báo còn hạn chế. Bên cạnh đó, cần tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường các bản tin dự báo, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất, chi tiết hóa các dự báo điểm… Đây là hành động cần sự chung tay của các Bộ ngành, địa phương để làm sao đưa ra các bản tin gần thực tế, dễ sử dụng hơn, dẫn theo báo dân trí.

Giáo sư Petterri Talaas cho biết thêm, các nước tham gia WMO đều được hưởng mặt chung là tất cả các dữ liệu thu thập từ các thành viên của tổ chức đều được chia sẻ giữa các thành viên với nhau, trong đó có cả các quan trắc về mặt đất, quan trắc về bóng thám không gian, quan trắc về ra đa, quan trắc về ảnh mây vệ tinh, các mô hình dự báo có chất lượng tốt nhất trên thế giới để ứng dụng vào trong nghiệp vụ dự báo.

WMO có thể giúp được các nước thành viên, trong đó có Việt Nam là tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn. Trong đó, WMO mời các chuyên gia hàng đầu từ các trường đại học nổi tiếng trên thế giới để giúp các nước thành viên có thể tiếp cận với công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới để ứng dụng trong nghiệp vụ.

T/H

Bạn đang đọc bài viết Bão ngày càng mạnh do toàn cầu nóng lên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.