Thứ năm, 25/04/2024 18:09 (GMT+7)

Chùm ảnh: Về lại miền Trung đỏ lửa

Đặng Nam -  Thứ hai, 27/07/2020 11:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến 27/7, thân nhân các liệt sĩ, những đồng đội năm xưa và người dân cả nước lại về "miền Trung đỏ lửa" để dâng hương tưởng nhớ anh linh các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc.

Dòng người đổ về dâng hương, tri ân tại Di tích lịch sử Quốc gia Thành cổ Quảng Trị. Nơi đây gắn với trận chiến khốc liệt, bi hùng- 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ (năm 1972). 

Sông Thạch Hãn và Thành cổ Quảng Trị được xem là “nghĩa trang không nấm mồ” với hàng ngàn liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ Quốc

Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, thuộc TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Tỉnh Quảng Trị có 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.

Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 là nơi an nghỉ của gần 10.000 chiến sĩ đã hy sinh tại chiến trường Đường 9, chiến trường Quảng Trị và trên đất bạn Lào.

Mặc dù thời tiết rất nắng nóng, xa xôi nhưng các đoàn viếng từ mọi miền Tổ quốc đều hướng về, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, hàng vạn chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống trên mảnh đất Quảng Trị, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975

Đài tưởng niệm trung tâm của Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh QL 15 (thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, Gio Linh, Quảng Trị)

Nghĩa trang Trường Sơn là nơi an nghỉ của hơn 10.200 chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.

Đây là nơi an nghỉ của các anh hùng, liệt sĩ và là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.

Một cựu nữ thanh niên xung phong đến thăm lại đồng đội tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Nơi đây phần lớn là mộ liệt sĩ vô danh.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn.

Đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc điều này càng phải được đặc biệt quan tâm đối với các lớp thế hệ trẻ.

Công tác tu tạo, chỉnh trang, chăm sóc các phần mộ liệt sĩ luôn được các chính quyền địa phương quan tâm.

Nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Sơn (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) những ngày này luôn nghi ngút khói hương.

Nhiều phần mộ liệt sĩ chưa biết tên tại Nghĩa trang liệt sĩ Hải Sơn

Tại Điểm cao 105 và núi ông Do (Hải Lệ, TP Quảng Trị), Hội CCB Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 (nhập ngũ tháng 5/1972) và các nhà hảo tâm đã dày công xây dựng nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ điểm cao này. CCB Sư đoàn 304 Lê Phước Vinh cho biết, có những đồng đội của ông nhập ngũ chưa đầy hai tháng đã nằm lại chiến trường này.

Để thắp được nén nhang cho các liệt sĩ, thân nhân và CCB đã phải mất gần 6 tiếng di chuyển bằng xe tải chuyên dụng qua đường rừng hiểm trở.

Khu Di tích lịch sử Quốc gia Long Đại (thôn Long Đại, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Bến phà Long Đại xưa là nơi giặc Mỹ thả quả bom đầu tiên bắn phá miền Bắc và cũng là một trong những trọng điểm bị đế quốc Mỹ sử dụng máy bay B52, pháo kích, hạm tàu trút xuống hàng vạn tấn bom để ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam trong quãng thời gian từ năm 1965 - 1972.

Đài tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ tại khu di tích Bến Ô Lâu- phòng tuyến sông Mỹ Chánh, tại chân cầu Mỹ Chánh, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Trong chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972, tại phòng tuyến sông Mỹ Chánh- Quảng Trị, hàng ngàn chiến sĩ, TNXP đã ngã xuống để bảo vệ phòng tuyến. Riêng Sư đoàn 304- Binh đoàn Hương Giang đã có 1752 chiến sĩ hy sinh tại nơi đây.

Đồng đội, thân nhân liệt sĩ và nhân dân tổ chức lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt si tại bến Ô Lâu (26/7/2020)

Nhân dân thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ hy sinh tại "Hang 8 Cô". Ngày 14/11/1972, máy bay Mỹ đánh sập một hang đá ở Km16, đường 20 Quyết Thắng - cung đường huyết mạch trong chiến tranh thuộc xã Tân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình chôn vùi 8 thanh niên xung phong cùng với huyền thoại về sự hy sinh anh dũng của họ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, TNXP đã anh dũng ngã xuống tại mảnh đất miền Trung. Máu xương của các liệt sĩ đã hòa vào đất mẹ, tô thắm cho truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta.

Bạn đang đọc bài viết Chùm ảnh: Về lại miền Trung đỏ lửa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.