Thứ bảy, 20/04/2024 10:02 (GMT+7)

Chất thải rắn công nghiệp còn quản lý lỏng lẻo, chế tài chưa nghiêm

Bùi Phương -  Thứ tư, 17/07/2019 10:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc quản lý và xử lý rác thải công nghiệp ở nước ta còn rất lỏng lẻo chủ yếu là chôn lấp, việc áp dụng công nghệ đốt phát điện chưa hiệu quả, triển khai chậm tiến độ.

Trước đó  Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã đăng tải bài viết: “Hà Nội: 'Khủng hoảng' rác và những vấn đề nan giải”. Việt Nam là một nước đang phát triển, sự phát triển kinh tế đi kèm với việc gia tăng dân số đã và đang khiến  là một vấn đề nan giải,  cần phải có cách giải quyết hiệu quả nhất. Lượng rác thải tại những thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn so với các nước phát triển khác trên thế giới.

Và đặc biệt, lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ các khu công nghiệp vào khoảng 7 triệu tấn/năm theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vậy với tình trạng nhiều doanh nghiệp đang cố tình biến rác thải công nghiệp thành rác thải sinh hoạt mang đi xử lý đã gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với công nghệ xử lý rác hiện nay của nước ta. Chế tài nào để xử phạt đối với các doanh nghiệp cố tình sai phạm?

Quản lý lỏng lẻo, chế tài chưa nghiêm

Việc quản lý và xử lý rác thải công nghiệp ở nước ta còn rất lỏng lẻo chủ yếu là chôn lấp, việc áp dụng công nghệ đốt phát điện chưa hiệu quả, triển khai chậm tiến độ, nhiều nhà máy đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn đã xảy ra hiện tượng hỏng hóc, kém hiệu quả.

Phần lớn chất thải công nghiệp phát sinh được thu gom từ các khu công nghiệp nhưng với tỷ lệ còn hạn chế; một số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ không ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý dẫn đến việc đổ chất thải bừa bãi, gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường.

Một số chủ nguồn thải còn hạn chế kiến thức về pháp luật bảo vệ môi trường, để tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất một số chủ nguồn thải đã đem đánh đổi, hô biến rác thải công nghiệp thành rác thải sinh hoạt để xử lý.

Hiện nay, việc quản lý các chủ nguồn thải đang gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh để chế tài hoặc xử phạt, việc xử lý các hành vi vi phạm chưa triệt để.

 Rác thải rắn công nghiệp không được xử lý đúng cách.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Văn Miều - Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam:

 “Từ việcxử lý các hành vi vi phạm chưatriệt để đó màcác hành vilan tỏa ra, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, đặc biệt các doanh nghiệp phần lớn vì lợi nhuận,vì lợi ích kinh tế,khi đã vì lợi nhuận, kinh tếthìbất chấpđánh đổiđể gây ra ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp làm ăn chân chính, không vì lợi nhuận kinh tế mà đánh đổi môi trường, chúng ta cần phải vinh danh những doanh nghiệp đó”.

Xây dựng chính sách phù hợp

Vấn đề xử lý rác thải công nghiệp đang là vấn đề rất bức xúc, rất đáng quan tâm. Ở nước ta, các cơ quan tham mưu cho chính phủ được thành lập, ngành Tài nguyên và Môi trường được tổ chức từ Trung ương cho đến huyện. Mạng lưới đội ngũ cán bộ môi trường phát triển rất rộng rãi, đông đảo. Ngoài ra, lực lượng công an môi trường cũng đã được thành lập để tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, và xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm.

Trần Văn Miều chia sẻ: “Các cơ quan quản lý phải xây dựng chính sách cần thiết, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội để sửa Luật, trước đây có ít thì bây giờ cần phải tăng lên nhiều hơn. Đồng thời, phải tổ chức thực hiện cho tốt, kiểm tra giám sát, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Ngoài ra phải có các cơ quan, đơn vị quan trắc môi trường để kiểm tra, giám sát mức độ ô nhiễm, để có báo động kịp thời cho doanh nghiệp. Cần có các chính sách, hình thức để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh luật, có công trong việc bảo vệ môi trường”.

TS. Trần Văn Miều - Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Để có thể giải quyết bài toán liên quan tới các vấn đề về ô nhiễm môi trường luôn cần đưa ra các  Luật, đề xuất các chế tài, quy định xử phạt đủ mạnh, đủ sức răn đe để nâng cao ý thức của cá nhân, đơn vị doanh nghiệp. Nếu xử lý không nghiêm sẽ dẫn tới tình trạng “nhờn” luật, luật không đi vào cuộc sống. Và chính việc xử lý nghiêm minh đó sẽ khuyến khích những việc làm tốt để có thể bảo vệ môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Chất thải rắn công nghiệp còn quản lý lỏng lẻo, chế tài chưa nghiêm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ