Thứ sáu, 29/03/2024 02:04 (GMT+7)

Bài 11: Luật chơi cờ Tướng (Phần 2)

ThS, HLV Nguyễn Xuân Độ -  Thứ năm, 22/08/2019 15:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Luật cờ Tướng không chỉ dừng ở bắt quân và đi quân. Khi thi đấu có thể xảy ra rất nhiều tình huống. Để có thể ứng phó với từng tình huống cụ thể, luật cờ quy định một số điều kiện cụ thể khác như sau:

Quy định chiếu tướng

  • Quân của một bên đi một nước uy hiếp để nước tiếp theo chính quân đó hoặc quân khác bắt được Tướng (Soái) của đối phương thì gọi đó là nước chiếu tướng. Bên bị chiếu Tướng phải tìm cách chống đỡ ứng phó, tránh nước chiếu Tướng. Nếu không sẽ bị thua ván cờ. Khi đi nước chiếu Tướng, bên đi có thể hô “chiếu Tướng!”hay không cần hô cũng được. Tướng bị chiếu từ cả bốn hướng (bị chiếu cả từ phía sau)
  • Ứng phí với nước chiếu Tướng.

Để không thua cờ, bên bị chiếu Tướng phải ứng phó theo các cách sau:

  1. a) Di chuyển Tướng sang vị trí khác để tránh nước chiếu.
  2. b) Bắt quân đang chiếu.
  3. c) Dùng quân khác cản quân chiếu, đi quân che đỡ cho Tướng

 Quy định về thắng cờ, hòa cờ và thua cờ

-Thắng cờ: Trong một ván cờ, đấu thủ thắng cờ nếu:

  1. a) Chiếu bí được Tướng đối phương.
  2. b) Khi Tướng (hay Soái) của đối phương bị vây chặt hết nước đi và các quân khác của đối phương cũng không thể di chuyển được thì tuy chưa bị chiếu hết, đối phương vẫn bị tuyên bộ thua cờ.
  3. c) Chiếu Tướng đối phương mà đối phương không chống đỡ cho Tướng mình được.
  4. d) Đối phương không đi đủ số nước quy định trong thời gian quy định.
  5. e) Đối phương tới chậm quá thời gian quy định để bắt đầu ván đấu.
  6. g) Bất kể tình huống nào, đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi, thì phải thay đổi nước di, nếu không bị xử thua.
  7. h) Đối phương phạm luật cấm, còn bên này không phạm luật, bên phạm luật không chịu thay đổi nước đi.
  8. i) Khi mở niêm phong tiếp tục ván hoãn, nếu bênh niêm phong ghi sai nước đi mà không giải thích được thì bị xử thua. Nếu đấu thủ có lượt đi ghi sai nươc đi trong niêm phong nhưng đối phương bỏ cuộc thì cả hai đều bnị xử thua.
  9. k) Đối phương tự tuyên bố xin thua.
  10. l) Đối phương vi phạm luật bị xử thua.
  11. m) Đối phương không ghi 3 lần biên bản mỗi lần gồm 4 nước liên tục.
  12. n) Đối phương mắc lỗi kỹ thuật 3 lần, mắc lỗi tác phong 3 lần.
  13. o) Đối phương vi phạm các trường hợp bị xử thua cụ thể trên các thế cờ (xem chương V)

- Hòa cờ: Hòa cờ khi gặp các tình huống sau đây:

  1. a) Trọng tài xét thấy ván cờ mà hai bên không thể bên nào thắng, tức là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương để chiếu bí được Tướng đối phương.
  2. b) Hai bên đều không phạm luật cấm và đều không chịu thay đổi nước đi.
  3. c) Hai bên cùng một lúc phạm cùng một điều luật cấm (như đuổi bắt quân nhau…)
  4. d) Một bên đề nghị hòa, bên đối phương đồng ý thì ván cờ mặc nhiên được công nhận là hòa.
  5. e) Một bên đề nghị hòa, sau khi trọng tài kiểm tra mỗi bên đi đủ 60 nước mà không có một nước bắt quan nào thì ván cờ được xử hòa.
  6. f) Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.
  7. g) Các trường hợp cụ thể về hòa cờ, thể thức hòa cờ và các thế cờ hòa xem Điều 24 ở chương V của luật này

CÂU ĐỐ VUI KÌ NÀY

Cho bàn cờ tướng với thế cờ như sau. Hãy thử sức mình với ván cờ này nhé!

Bạn đang đọc bài viết Bài 11: Luật chơi cờ Tướng (Phần 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.