Thứ bảy, 20/04/2024 20:26 (GMT+7)

Đà Nẵng: Nỗ lực bình ổn thị trường do sức mua tăng

Đức Huy -  Thứ năm, 30/07/2020 16:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 30/7, tại các chợ trên địa bàn Đà Nẵng, mặc dù sức mua tăng nhưng nguồn cung vẫn tạm ổn định.

Sau khi UBND TP Đà Nẵng có Công văn số 4987/UBND- VHXH, ngày 29/7/2020 về việc tăng cường triển khai các biện pháp, phòng, chống dịch COVID-19, trong đó yêu cầu “dừng việc kinh doanh tại các cửa hàng ăn uống, giải khát, kể bán hàng qua mạng, bán hàng mang về; thời gian thực hiện bắt đầu từ 13h ngày 30/7/2020”.

Sáng 30/7, tại các chợ trên địa bàn Đà Nẵng, mặc dù sức mua tăng nhưng nguồn cung vẫn tạm ổn định.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, tại hầu hết các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố đều có lượng người đi mua sắm tăng đột biến. Tuy nhiên hầu hết đều tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm và một số nhu yếu phẩm khác.

Sáng 30/7, tại các chợ trên địa bàn Đà Nẵng, mặc dù sức mua tăng nhưng nguồn cung vẫn tạm ổn định.

Tại chợ hải sản TP Đà Nẵng (phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê), do ảnh hưởng của dịch COVID- 19, số lượng quầy bán nghỉ khá nhiều, chiếm khoảng 30% số lượng gian hàng. Số còn lại hoạt động bình thường nhưng lượng hàng còn lại tương đối ít và không đa dạng về chủng loại.

Chị Nhi, chủ cửa hàng Liên Nhi, kinh doanh tại chợ Hải sản cho biết: do hiểu lầm về Công văn 4987/UBND- VHXH của UBND thành phố nên quãng 6- 7h sáng nay, số lượng người đến mua hàng tăng mạnh. Tuy nhiên, đến gần trưa thì đã vãn. Hiện nay mặt hàng hải sản vẫn còn nguồn cung, chưa đến mức khan hàng.

Tại chợ Phú Lộc - chợ trung tâm của quận Thanh Khê, mặc dù sức mua cũng tăng khá mạnh, nhưng hầu hết các cửa hàng bán thực phẩm tươi sống như hải, sản, thịt heo, thị gà đều đảm bảo đủ số lượng bán ra, phục vụ đủ nhu cầu của khách hàng.

Đối với các cửa hàng tạp hóa, các loại lương thực, thực phẩm, đồ khô cũng có sức mua tăng mạnh. Nhiều người dân tìm mua tập trung vào một số mặt hàng như: mì tôm, bún khô, trứng, sữa…

--

Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 16/CT- TTg của Thủ tướng xã hội và các văn bản chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng về tăng cường triển khai phòng chống dịch COVID-19, Sở Công thương đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên mua, tích trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm với số lượng lớn vì các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá, các đơn vị cung cấp suất ăn, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm vẫn hoạt động bình thường, đã có kế hoạch chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hoá thiết yếu để phục vụ nhu cầu người dân chủ động, thường xuyên, liên tục với nguồn dự trữ dồi dào, phong phú, được quản lý theo chuỗi cung ứng trên toàn quốc với các tổng kho ở khu vực miền Trung, miền Bắc và miền Nam, bảo đảm phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đối với các Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng, các Ban quản lý chợ quận, huyện có phương án sắp xếp, bố trí trong việc giao nhận, mua bán hàng hoá hợp lý, không tập trung đông người; các tiểu thương và người dân tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Đặc biệt, đối với Chợ Đầu mối Hoà Cường, giao trách nhiệm cho Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với lực lượng công an, y tế và chính quyền địa phương thành lập chốt kiểm soát, tập trung kiểm tra bắt đầu thời điểm từ 2h sáng trở đi; thực hiện các biện pháp phân bổ hàng hoá, sang xe ngay khu vực bên ngoài chợ, không tập trung đông người và đề nghị tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

--

Nhiều người dân tìm mua tập trung vào một số mặt hàng như: mì tôm, bún khô, trứng, sữa…

Đồng thời, yêu cầu các Trung tâm thương mại, siêu thị; cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa và các đơn vị cung cấp suất ăn, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, đơn vị sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn, vật tư và trang thiết bị y tế trên địa bàn TP. Đà Nẵng: xây dựng kế hoạch cân đối, dự trữ hàng hóa và đảm bảo cung cấp đủ số lượng khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn, vật tư và trang thiết bị y tế, hàng hóa tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân; tuyệt đối không được găm hàng, đầu cơ, tăng giá gây bất ổn thị trường.

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng cũng được giao nhiệm vụ tiếp tục đảm bảo cung cấp điện ổn định cho thành phố để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid019, đặc biệt các cơ sở được dùng để cách ly, khám, khám chữa bệnh tập trung, xét nghiệm, điều trị Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dân sinh trên địa bàn thành phố.

Bạn đang đọc bài viết Đà Nẵng: Nỗ lực bình ổn thị trường do sức mua tăng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất