Thứ sáu, 26/04/2024 04:41 (GMT+7)

Đan Phượng: Cán bộ địa chính tắc trách, cả xóm sống trong ô nhiễm

Mạnh Hoàng -  Thứ tư, 22/05/2019 16:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi cán bộ địa chính thực hiện việc cắm mốc xây dựng trên phần mương thoát nước của cả xóm, người dân nơi đây đã đề nghị xem xét. Tuy nhiên, khi về báo cáo lãnh đạo, vị này đã “giấu nhẹm” mọi chuyện.

Người dân kêu cứu

Như trước đó Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã đăng tải thông tin bài viết: “Hà Nội: Một nhà chặn cống rãnh, cả xóm điêu đứng vì ô nhiễm nặng”, với nội dung về đơn kêu cứu của các hộ dân trú tại xóm Ngõ Sâu, ngách 6, ngõ 66 đường Nhuệ Giang, cụm 11, xã Tân Hội (Đan Phượng, TP.Hà Nội đã gần 3 tháng nay họ hằng ngày phải sống trong cảnh ô nhiễm do ngập úng lâu ngày, nước thải sinh hoạt không lối thoát bốc mùi hôi thối, đồng thời lo lắng thêm về tình hình dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Nước thải sinh hoạt không lối thoát bốc mùi hôi thối.

Nguyên nhân được các hộ dân trình bày trong đơn kêu cứu là do việc gia đình ông bà Sinh Tuyên (Sinh Luyện) khi xây dựng công trình đã lấn chiếm phần diện tích rãnh thoát nước thải chung của cả xóm, khiến đường rãnh nước thải duy nhất dẫn ra ngòi của cả xóm bị bịt cứng.

Trong đơn, nhiều hộ dân khẳng định đường thoát nước của xóm đã có hàng chục năm nay, nằm dưới vị trí  cửa hàng hiện tại do gia đình ông bà Sinh Tuyên xây dựng (ông bà Sinh Tuyên mua lại đất của ông Nguyễn Hữu Hồng).

 Cứ mưa là ngập.

Trước khi đường thoát nước bị chặn, các hộ trong xóm cũng đã báo cáo chính quyền xã Tân Hội nhưng không hiểu vì lí do gì, rãnh thoát nước vẫn bị chiếm dụng.

“Trước khi nhà ông bà Sinh Tuyên xây dựng nhà cấp 4, chúng tôi cũng đã phản ánh lên xã. Thời gian đó, ông Thanh là cán bộ địa chính xã đã xuống cắm mốc cho nhà ông bà Sinh Tuyên xây chặn luôn rãnh thoát nước của xóm và còn đập cả móng tường bao nhà ông Việt.

Ông Thanh nói, nếu sai ông ấy sẽ chịu trách nhiệm. Vậy mà giờ chúng tôi sống khổ sở thế này, chẳng thấy mặt mũi các ông ấy đâu”, một người dân sống ở ngõ 66 Nhuệ Giang bức xúc cho biết.

Video kêu cứu của người dân xóm Ngõ Sâu (Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội):

Cán bộ địa chính vô trách nhiệm, UBND huyện thành lập đội Thanh Tra

Để làm rõ những nội dung mà người dân xã Tân Hội phản ánh, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Vĩ Hùng, Chủ tịch UBND xã Tân Hội

Tại buổi làm việc ông Hùng cho biết: “Chúng tôi có nhận được những đơn kêu cứu, kiến nghị của người dân. Đúng là theo thực tế, rãnh thoát nước mà bà con phản ánh đã tồn tại rất lâu rồi, từ trước những năm 1986. Hiện tại UBND xã đang cố gắng hết sức để giải quyết nhanh chóng sự việc này”.

UBND xã Tân Hội.

Liên quan đến hệ thống tiêu thoát nước duy nhất của các hộ dân ngõ xóm sâu bị một nhà xây dựng chồng lên, khiến các nguồn nước thải không thể tiêu thoát, ông Hùng cho biết sự việc bắt đầu từ khi gia đình ông bà Sinh Tuyên (Sinh Luyện) có ý định cải tạo xây dựng nhà để kinh doanh buôn bán có đề nghị cán bộ địa chính xuống xác định mốc giới. Khi đó, cán bộ địa chính (ông Thanh – PV) đã trực tiếp xuống cắm mốc, phân định rõ khu vực đất được cho phép xây dựng.

Khi đo đạc ông Thanh có phát hiện ra diện tích đất chồng lên một mương thoát nước, nhưng ông Thanh vẫn tiếp tục đo theo sổ đỏ mà gia đình ông bà Sinh Tuyên được cấp. Khi báo cáo lên lãnh đạo UBND xã Tân Hội, ông Thanh đảm bảo “mọi việc giải quyết xong rồi”. Và cứ thế, gia đình ông bà Sinh Tuyên xây dựng lên trên hệ thống mương thoát nước của các hộ dân xóm Ngõ Sâu tồn tại cũng gần 100 năm.

Năm 2002 gia đình ông Nguyễn Hữu Hồng được UBND xã Tân Hội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), tuy nhiên khi đó không hiểu lý do vì sao trong phần đất của ông Hồng được cấp sổ thì có cả phần mương tiêu thoát nước. Đến năm 2015, khi nhà ông bà Sinh Tuyên mua 58,5 m2 đất của ông Hồng, cán bộ địa chính xã năm đó xuống cắm mốc tách thửa cho bên mua cũng cắm mốc đất theo sổ đỏ nhà ông Hồng được cấp, nên diện tích khi xã cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà ông bà Sinh Tuyên cũng chồng lên mương tiêu thoát nước - Chủ tịch UBND xã Tân Hội giải thích rõ nguồn gốc đất của gia đình ông bà Sinh Tuyên Sinh Tuyên.

Ông Hùng cho rằng: “Nếu như là tôi khi xuống xác định mốc giới mà phát hiện liên quan đến mương tiêu thoát nước tôi sẽ cho dừng lại không xác định nữa mà phải báo cáo lãnh đạo UBND xã, cần thiết báo cáo lên trên cấp huyện làm rõ vấn đề liên quan đến khu đất, dù kể cả làm theo cấp bìa. Thế nhưng cán bộ địa chính không làm được mà vẫn xác định mốc giới cho nhà ông bà Sinh Tuyên trên phần mương thoát nước”.

Người dân phải dùng máy bơm để tiêu thoát nước.

Khi triển khai xây dựng được một thời gian, các dòng nước bị chặn lại không thoát được. Người dân đã kiến nghị lên UBND xã và UBND huyện xử lý tình trạng xóm mình gặp phải.

Lúc này, UBND xã cũng đã mời các bên liên quan lên giải quyết, khắc phục dòng chảy cho xóm. Nhưng người dân không đồng ý, nhà ông bà Sinh Tuyên cũng có lý do để không chấp thuận, là vì chỉ xây trên phần đất được cấp bìa đỏ và nó: “Cán bộ địa chính cũng đã xuống đo cắm mốc thì chỉ đâu tôi xây đấy”.

Sự việc được báo cáo lên UBND huyện Đan Phượng, theo đó ngay lập tức huyện có chỉ đạo thành lập đội Thanh Tra tìm hiểu, giải quyết sự việc theo quy định của pháp luật.

Trong khi chờ đợi kết luận thanh tra, UBND xã đã nhờ các hộ dân ở đây đặt máy bơm tiêu thoát nước thải ra cống. Khi nào ứ đọng nước thì bơm tiêu thoát tiền công và tiền điện xã sẽ chi trả. Vừa rồi thì xã cũng đã chi trả cho các hộ dân 2 triệu tiền công bơm và tiền điện.

Cả ngóm ngập nhiều ngày trong nước, dễ phát sinh bệnh tật.

Khi được hỏi về vấn đề ai đúng ai sai, vị cán bộ địa chính báo cáo sai sự thật không làm tròn trách nhiệm để xảy ra tình trạng nêu trên có phải chịu trách nhiệm hay không? Ông Hùng khẳng định: “Hiện tại xã không thể xác định ai đúng ai sai được, cần phải chờ kết luận thanh tra. Vì khi thanh tra phải bắt đầu từ nguồn gốc đất nhà ông Hồng, lý do phần đất của gia đình có cả phần mương tiêu thoát của xóm những năm 2002 khi được cấp sổ đỏ và sau đó liên quan đến một số hộ khác nữa. Còn về ông Thanh xã chưa có quyết định xử phạt hình thức kiểm điểm gì, khi kết luận thanh tra xong, nếu có sai phạm ông Thanh sẽ không thể tránh khỏi trách nhiệm”.

Bản đồ năm 1986 thể hiện rõ các khu đất và mương tiêu thoát nước (tô xanh).

Vì sự việc liên quan đến nhiều hộ dân và khá phức tạp do lịch sử đất từ ngày xưa, nên không loại trừ có khả năng kiên tụng khiến kết luận thanh tra kéo dài ra nửa năm thậm chí là cả năm trời.

Vì vậy,để khắc phục nhanh hoàn cảnh mà người dân xóm Ngõ Sâu đang gặp phải  UBND xã Tân Hội đã tờ trình một phương án làm hệ thống mương tiêu thoát nước khác lên UBND huyện Đan Phượng. Theo đó dự án đã đươc UBND huyện phê duyệt.

Cụ thể việc xây dựng mương thoát nước mới như thế nào, vốn đầu tư và phản ứng của người dân xóm Ngõ Sâu ra sao?

Trong bài viết tiếp theo, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết Đan Phượng: Cán bộ địa chính tắc trách, cả xóm sống trong ô nhiễm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.