Thứ sáu, 26/04/2024 01:51 (GMT+7)

24h ngoài khơi cùng ngư dân Hải Phòng thu hoạch ngao đón Tết

Yến Oanh -  Thứ năm, 15/02/2018 12:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau 2 năm dài vất vả chăm sóc mong đợi đàn ngao đủ lớn, những ngày cuối năm này bà con vùng biển Văn Úc (Hải Phòng) lại hối hả bước vào mùa thu hoạch, quẳng gánh lo âu để mong có một cái Tết ấm no.

Bắt đầu hành trình từ 8h sáng

Hải Phòng những ngày cuối năm đón chúng tôi bằng cái rét ngọt, từng đợt gió biển đem không khí thu hoạch ngao càng trở nên hân hoan hơn bao giờ hết.

Để khám phá tường tận 1 chuyến thu hoạch ngao và cũng bởi thứ sản vật biển này chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Chúng tôi đã theo chân bà con ngư dân trong suốt hành trình một ngày lênh đênh ngoài khơi, ghi nhận chân thực nhất từng công việc cũng như nỗi vất vả của bà con.

Thấp thoáng ngoài khơi hàng trăm chiếc chòi được bà con dựng lên để trông coi bãi ngao.

Có mặt tại cửa sông Văn Úc khoảng 8h sáng ngày 30 Tết, chúng tôi được bà con ngư dân chào đón bằng nụ cười thân thiện, cái bắt tay ấm nồng mời đoàn phóng viên lên tàu để chuẩn bị ra khơi.

Chúng tôi phải ra bãi ngao từ sáng, vì kịp cùng bà con chuẩn bị các khâu cho buổi thu hoạch ngao, từ chiều đến đêm. Thủy chiều rút mới có thể thu hoạch được ngao và đến đêm nước thủy lên tàu mới trở lại đất liền được.

Trước mắt chúng tôi là những tàu chở đầy ngao được đưa vào gần bờ chờ lái buôn đến thu mua.

Bước lên tàu gia đình chị Bùi Thị Thúy (Kiến Thụy- Hải Phòng), mất khoảng 1h đồng hồ chạy tàu ra bãi ngao của gia đình, trước mắt chúng tôi hiện ra hàng trăm nghìn các con chòi lớn nhỏ thấp thoáng giữa lòng biển cả.

Bữa cơm trưa nấu bằng nước biển

Chòi được dựng lên hoàn toàn bằng gỗ, kiên cố giữa biển.

Mỗi bãi ngao là có 1 chòi dựng lên làm nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi để trông ngao hàng ngày. Được biết, để xây dựng 1 chòi gỗ như thế này phải mất khoảng 1 trăm triệu đồng tùy tiện nghi chủ nhân muốn dựng. Chòi do người dân tự sáng tạo, thiết kế, dựng hoàn toàn bằng cây gỗ.

Lên được đỉnh chòi, trước mắt anh em PV là một ngôi nhà thu nhỏ với đầy đủ tiện nghi, đủ để cho con người có thể sinh hoạt như ti vi, chăn  màn, bếp nấu và cả công trình phụ….

Trên chòi có khoảng 2 chục người bao gồm cả phụ nữ và đàn ông. Họ là những thợ thu hoạch ngao sẽ nấu ăn và cùng dùng bữa trưa taị đây để chuẩn bị lực lượng cho buổi chiều.

Mỗi công nhân một nhiệm vụ để hoàn thành bữa ăn cho khoảng 2 chục người.

Rau xanh và thịt được mang từ đất liền ra và sử dụng hoàn toàn bằng nước biển để rửa, nấu chín.

Bữa cơm đạm bạc, được người dân nấu bằng nước mưa hứng được, khi khan hiếm nước ngọt, họ có thể thả gầu múc nước biển để dùng.

Sau khi dùng bữa trưa xong, chúng tôi nghỉ ngơi một lát cho đến khoảng 14h thì được bà con dẫn xuống thuyền, chở sang một con tàu to khác- nơi thực hiện công việc thu hoạch ngao.

Hành trìnhgian nan cào ngao từ lòng biển

Hiện ra trước mặt chúng tôi là 2 chiếc tàu lớn, bên trên là hệ thống máy sàng lọc để phân loại kích thước từng loại ngao, ống bơm nước từ biển lên để rửa ngao, bao tải, cùng vài chục công nhân chuẩn bị bước vào giờ thu hoạch.

Mỗi ngày thu hoạch cần ít nhất 2 chục công nhân làm việc với giá thuê mỗi người khoảng 600.000 đồng/ ngày.

Hệ thống máy sàng lọc thông minh, giúp bà con tiết kiệm được tối đa sức người và thời gian.

Bước vào giờ thu hoạch, khi nước thủy triều rút dần thì bắt đầu koảng hơn chục người mặc áo nhái( thứ áo lội được dưới nước, chỉ hở phần đầu để khỏi ướt người) lội xuống nước, đi ra khu vực cào ngao cách tàu vài chục mét.

Đoàn người trai tráng khỏe mạnh lội nước đẩy thuyền bè ra bãi để cào ngao.

Lúc này nước chỉ đến bụng người trưởng thành, đoàn người dưới biển được phân công nhiệm vụ cào ngao bằng dụng cụ chuyên dụng.

Sau đó họ cho vào bao tải, để lên chiếc bè và kéo về khu vực 2 chiếc tàu to đang sàng lọc ngao. Công việc này đòi hỏi sự chăm chỉ, cần mẫn và một sức khỏe tốt, chịu đựng được giá rét ngoài biển khơi.

Dùng sức để kéo chiếc bè mang sọt ngao vừa được cào dưới lòng biển trở về con tàu lớn- nơi hệ thống sàng lọc đang đợi...

Cần mẫn nhích từng bước một giữa lòng biển giá rét...

Và cuối cùng cũng đến được tàu để làm công đoạn sàng lọc.

Trên tàu lúc này gồm khoảng 2 chục người cùng hệ thống máy sàng lọc rửa ngao hoạt động rầm rộ, bên cạnh là bàn chân linh hoạt, đôi tay thoăn thoắt của các công nhân.

Mỗi người một nhiệm vụ, số người cào ngao và quanh máy sàng ngao chủ yếu là đàn ông, các chị các mẹ thì làm nhiệm vụ dồn ngao đã sạch vào bao và xếp thành từng hàng.

Bàn tay thoăn thoắt dùng chiếc kim luồn dây buộc lại đầu bao ngao lại cho chặt của các công nhân nữ.

Những rổ ngao được đong nhanh gấp vào các bao tải đã đợi sẵn

Sau gần 3 tiếng cật lực làm việc cũng là lúc trời biển chuyển sang tối, các công nhân dừng tay, nghỉ ngơi về chòi dùng cơm tối.

Lúc này, nước đã rút chỉ còn chưa đến đầu gối, mỗi công nhân mặc một chiếc áo Nhái để đi bộ về khu vực chòi, cách khoảng vài trăm mét.

Chúng tôi được ưu ái nên ngồi trên tấm bè để 2 người đàn ông kéo về phía chòi.

Con thuyền trở những sọt ngao khi khai thác có kích thước nhỏ đã được phân loại...

Và được người công nhân đem thả lại xuống biển đợi vụ mùa sau thu hoạch.

Sau gần 3 tiếng cật lực làm việc cũng là lúc trời biển chuyển sang tối, các công nhân dừng tay, nghỉ ngơi về chòi dùng cơm tối. Lúc này, nước đã rút chỉ còn chưa đến đầu gối, mỗi công nhân mặc một chiếc áo Nhái để đi bộ về khu vực chòi, cách khoảng vài trăm mét. Chúng tôi được ưu ái nên ngồi trên tấm bè để 2 người đàn ông kéo về phía chòi.

Thủy triều rút, chúng tôi được ưu ái ngồi trên chiếc bè để 2 người đàn ông kéo vào chòi sử dụng bữa cơm tối.

18h, gió biển thổi mạnh hơn, trời rét đậm. Những người được phân công nấu ăn đã chuẩn bị sẵn chỉ đợi đoàn người thu hoạch về.

Bữa cơm đạm bạc hoàn toàn mang từ đất liền vào nhưng đặc biệt có xen lẫn vị mặn đặc trưng của biển cả. Bữa cơm ấm áp tình người, sự hào phóng mến khách của người vùng biển.

Bữa cơm tối trên Chòi vô cùng đạm bạc và mang đậm vị mặn đặc trưng vùng biển.

 Sau bữa ăn, đoàn người lại tiếp tục cuộc hành trình xuống biển thu hoạch ngao. Trở lại 2 chiếc tàu lớn lúc này là việc đơn giản, bởi nước đã rút đến mức không ngập bàn chân.

Tiếp tục khâu thu hoạch như lúc chiều, chỉ khác là trời đã tối, người dân phải phụ thuộc hoàn toàn vào đèn điện từ máy phát và đèn pin.

Vất vả nhất là những người làm nhiệm vụ cào ngao dưới biển, gió biển rít lạnh, họ phải dùng đèn pin soi, mò đường để làm việc.

Dòng người cào ngao trong đêm đông, gió rít lạnh và trời tối đen như mực.

Phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn sáng nhỏ từ đèn pin.

Sự vất vả hằn rõ lên từng khuôn mặt, bởi gió ngày càng lạnh, trời biển càng về đêm càng tối đen như mực.

Chưa kể những xây xát từ vỏ ngao có thể gây tổn thương da bất cứ lúc nào. Thế nhưng, đôi chân, bàn tay vẫn thoăn thoắt, niềm vui vụ mùa bội thu vẫn hiển rõ phảng phất sau nỗi mệt mỏi của người dân.

Chị Thúy là chủ bãi ngao thu hoạch này còn chia sẻ sự hồi hộp, lo lắng vì sau gần 2 năm trông ngóng không biết sản lượng ngao ra sao.

Hoạt động khai thác ngao về đêm dường như vội vã, gáp gáp và sôi động hơn

Chị Thúy cho biết: "Mỗi vụ thu về khoảng hơn 3 tỷ. Chi phí bỏ ra gồm tiền giống khoảng 1 tỷ, xây dựng chòi, thuê công nhân trông giữ trên chòi và thu hoạch ước tính mất khoảng 5 trăm triệu.” Như vậy trừ đi các chi phí, sau 2 năm vất vả chăm sóc trông coi và thu hoạch, mỗi gia đình nuôi ngao đem về được khoảng 1 tỷ đồng”.

Những sọt ngao thu hoạch trong đêm đông giá rét đã được bàn tay các công nhân cần mẫn khéo léo xếp gọn gàng thành hàng.

Và chật cứng một chiếc tàu.

Cân ngao để định lượng bao nhiêu con sẽ được 1kg từ đó định được giá bán.

Tranh thủ dùng vòi tưới nước biển vào những sọt ngao đã thu hoạch từ chiều để ngao tươi lâu.

Khuôn mặt phảng phất sự mệt mỏi sau một ngày dài vất vả.

Anh Bùi Văn Tuyền- một người nuôi ngao tại đây chia sẻ “Nuôi ngao cho năng suất cao, có thể thu về tiền tỷ mỗi vụ, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thời tiết, thủy triều và môi trường sống. Ngao được mua giống chủ yếu ở Nghệ An, Thanh Hóa... sau đó thả xuống vùng biển đã được “cắm chốt” và kiểm tra thường xuyên đề phòng dịch bệnh, theo dõi quá trình phát triển”.

“Đến lúc thu hoạch, ngao được sàng lọc để vứt bỏ những con đã chết. Trước khi bán buôn cho thương lái, ngao được phân loại to nhỏ và kiểm tra kỹ lưỡng thêm một lần nữa. Các công đoạn làm hoàn toàn thủ công. Ngao được bán buôn với giá chỉ từ 8 - 12 nghìn đồng/kg, nhưng khi ra thị trường giá ngao dao động từ 15-20 nghìn đồng/kg.”

Giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của các công nhân, vui vẻ trò chuyện để quên đi sự mệt mỏi....

Và để lấy lại sức làm việc.

Khi cả 2 chiếc tàu lớn đã chất đầy bao ngao cũng là lúc 12h đêm, thủy triều bắt đầu lên và người dân dừng hoạt động khai thác lại. Chiếc tàu thứ nhất trở đầy ngao đã trở chúng tôi trở lại đất liền trong đêm

Đoàn chúng tôi trên tàu trở về đất liền, đem theo sự mệt mỏi sau ngày lao động vất vả nhưng cũng đầy hy vọng về một mùa thu hoạch bội thu.

Mất khoảng 1h đồng hồ, tàu đã cập bến. 1 ngày thu hoạch đạt khoảng 2 trăm bao tải ngao, mỗi bao nặng 1 tạ với giá khoảng 1 triệu.

Như vậy mỗi ngày người dân thu về khoảng 2 trăm triệu đồng chưa trừ chi phí. Số ngao này sẽ được các thương lái đặt mua từ trước và sáng sớm hôm sau sẽ đến cân mua, chuyển vào miền Nam ngay trong ngày.

Người dân chia sẻ, bên cạnh lợi nhuận cao, người dân cũng phải đối mặt với rủi ro của nghề nuôi ngao khá lớn. Những tháng đầu năm, nhiều hộ nuôi ngao lâm vào cảnh trắng tay vì mật độ nuôi cao và những tàu hút cát trái phép hoạt động lấn chiếm bãi ngao khiến ngao chết hàng loạt. Bên cạnh đó, chủ đầm cũng phải đầu tư rất nhiều nhân công cho việc chăm sóc, thu hoạch ngao.

Hình ảnh mái chòi nhỏ bé thấp thoáng giữa lòng biển khơi còn ẩn hiện mãi trong lòng chúng tôi, về một nghề biển vất vả cực nhọc.

Lên xe trở về Hà Nội, hình ảnh những mái chòi thấp thoáng ngoài khơi, gió biển thổi mát lộng, bữa cơm biển cùng ánh mắt trìu mến, hân hoan xen lẫn nỗi vất vả của bà con hiện hữu mãi trong tiềm thức của chúng tôi.

Bỏ mặc những vất vả lo âu, người dân Kiến Thụy vẫn miệt mài ngày đêm chăm sóc đầu tư vào đàn ngao với mong muốn sẽ có cái tết no ấm và trọn vẹn hơn trong những ngày cuối cùng của năm cũ...

Bạn đang đọc bài viết 24h ngoài khơi cùng ngư dân Hải Phòng thu hoạch ngao đón Tết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.