Thứ sáu, 29/03/2024 12:00 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu ĐBSCL đe dọa nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt

MTĐT -  Thứ năm, 17/12/2020 16:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Các chuyên gia đều khẳng định rằng, rủi ro thiên tai do BĐKH là không tránh khỏi. Để giảm tính dễ bị tổn thương, chúng ta cần định hướng các giải pháp công trình và phi công trình. TPHCM không chỉ chịu rủi ro do ngập úng, nước biển dâng, hạn hán mà còn đang phải chịu tình trạng xâm nhập mặn ngày một đi sâu vào nội đồng.

Theo nghiên cứu mới nhất của Phân viện Khí tượng thủy văn & Biến đổi khí hậu, Bộ TN-MT, trong giai đoạn 2006-2015, độ mặn cao nhất, trung bình và thấp nhất dao động từ 4,5%-16,6%; 2,49%-13,1%; 0,4%-10,8% biên độ mặn vào mùa khô khá cao, dao động từ 9,3%-14,7%.

Sông Sài Gòn đoạn qua quận 2 và quận Bình Thạnh.

Do ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH như nhiệt độ, nắng nóng, lượng mưa và nước biển dâng khiến chế độ thủy lực trong sông và khả năng lan truyền mặn vào sâu hơn trong nội đồng, gây nên những sự thay đổi so với hiện trạng. Sự thay đổi mặn và mức độ lan truyền mặn có xu hướng tăng dần trong tương lai về phía thượng nguồn hồ Dầu Tiếng sông Sài Gòn và hồ Trị An sông Đồng Nai.

Nếu trường hợp không có công trình ngăn mặn, trong tương lai, mặn có xu hướng tiến sâu lên thượng lưu, thu hẹp mức độ an toàn của nguồn nước ngọt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, hoàn thành và vận hành 6 cống ngăn triều, khả năng xâm nhập mặn trên các sông nhỏ sẽ giảm đáng kể.

Trong tương lai, khi độ mặn dâng cao, nguồn cung cấp nước ngọt cho các hoạt động sản xuất khu vực Nhà Bè, Cần Giờ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời, vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho TPHCM cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Biên mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng, theo các kịch bản nước biển dâng, gần như chiếm toàn bộ diện tích của huyện Cần Giờ.

Theo nhìn nhận của PGS-TS Mai Tuấn Anh, Trưởng phòng Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu TPHCM, những rủi ro thiên tai, nặng nề mà con người đang phải gánh chịu có nguyên nhân từ tác động của BĐKH. Cùng với bối cảnh tác động chung của BĐKH trên thế giới, thiên tai, dịch bệnh, xâm nhập mặn, bão lũ... đang là những tác động mạnh mẽ và trở thành thách thức lớn, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống xã hội của người dân Việt Nam.

Đồng thời, bên cạnh các giải pháp về công trình, thành phố cũng tăng cường hơn nữa các giải pháp hạn chế tác động của con người làm BĐKH. “BĐKH hiện nay phần lớn do tác động của con người từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt làm phát thải khí nhà kính. Chúng ta cần tăng khả năng ứng phó, chống chịu với thiên tai qua các lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế; thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống, cơ sở hạ tầng cho người dân, chuyển đổi cơ cấu việc làm cho người dân ít phụ thuộc vào thiên nhiên”, Th.S Phạm Ngọc Sáng, Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật TPHCM nhấn mạnh./.

Theo Thùy Linh/Báo TNMT

Bạn đang đọc bài viết Biến đổi khí hậu ĐBSCL đe dọa nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới