Thứ năm, 25/04/2024 19:15 (GMT+7)

Cần loại bỏ chiếu nylon, khôi phục nghề dệt chiếu thủ công

MTĐT -  Thứ năm, 29/08/2019 08:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiếu nylon khi thải loại vào môi trường sẽ trở thành loại rác thải nguy hại, khó phân hủy.

Theo tài liệu ghi lại thì nghề dệt chiếu như ngày nay có nguồn gốc ở Trung Quốc, do Tiến sĩ Phạm Đôn Lễ làm quan thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), người làng Hải Triều (Hới - Thái Bình) đi sứ sang Trung Quốc, học được ở Ngọc Hồ - Quảng Tây, rồi truyền lại cách cải tiến khung và kỹ thuật dệt chiếu. Sau đó dân làng Hới tôn Phạm Đôn Lễ thành ông tổ nghề chiếu.

Trải qua nhiều thế kỷ, nghề làm chiếu đã phát triển cả phạm vi, quy mô, chất lượng và chủng loại sản phẩm: chiếu cải, chiếu đậu, chiếu đót, chiếu trơn, chiếu cạp đều có họa tiết, chim, hoa trang trí, chiếu trải giường, trải xa lông; đồ mỹ nghệ, gia dụng khác bằng cói như đồ thủ công, đĩa, làn, giỏ, túi…

Người Việt Nam từ xưa đến nay dùng chiếu để trải giường, bởi nằm chiếu mùa hè mát, mùa đông lại ấm; giặt mau khô, thoáng hợp vệ sinh.

Nhiều địa phương có nghề làm chiếu nổi tiếng ở Việt Nam như Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Tháp… Chiếu Hới thuộc hàng nổi tiếng, chẳng thế mà dân vùng này có câu thành ngữ: Ăn cơm Hom, nằm giường Hòm, đắp chiếu Hới.

Truyền thuyết về ông tổ nghề, kể: Phạm Đôn Lễ là con nhà nghèo, mẹ gốc người làng Hới. Lớn lên đi học, nhờ tài chữ sáng dạ, chàng họ Phạm đỗ tiến sĩ đệ nhất giáp, được nhà Vua bổ làm quan Thượng thư. Kỳ thi ấy thuộc triều Lê Thánh Tông, năm 1945. Quan họ Phạm lại được nhà vua phái đi sứ Tàu. Sang bên ấy, ông thấy dân chúng có công nghệ dệt những sợi cói thành tấm chiếu trải giường nằm thật là tốt. Những cây cói như thế, dọc triền sông quê ông có rất nhiều, mà dân làng quê ông chưa biết dùng cói vào việc gì. Mọi người vẫn phải nằm trên chiếc giường lót lá lạnh giá. Ông bèn quyết chí học cho bằng được nghề, mong tới ngày mãn hạn sứ, trở về quê, ông sẽ chỉ bảo bà con dân làng nghề dệt chiếu. Song thời ấy, người Tàu giấu nghề rất kỹ. Ông phải học vụng trộm. Chính thế, khi về quê ông cũng lên được bàn dệt, cùng go, cùng cây chao sợi cói. Nhưng sợi dọc bàn dệt cứ chùng võng lùng nhùng không dệt được. Loay hoay chưa biết xử trí ra sao, ông trách mình thời gian ở bên ấy chưa học nghề cho tỉ mỉ. Rồi ông lại đành đi sứ Tàu lần thứ hai, để học lại cách thức lên bền dệt. Trong một bữa tiệc chiêu đãi sứ thần nước Nam, cứ mỗi lần nhắp rượu, ông quan họ Phạm lại nâng cốc và ngửa cổ lên, nhìn trộm trên gác nhà. Chả là người Tàu giấu nghề, dệt chiếu trên gác. Thì ra, ông quên chưa làm con ngựa đỡ sợi dọc, gỡ được bí quyết, ông về nước, lòng đầy hăm hở.

Thế rồi, chiếc khung dệt đã hoàn chỉnh. Lần này, ông đã dệt thành tấm chiếu. Dân làng đến xem, ai nấy cũng mừng rỡ. Rồi ông quan họ Phạm dạy cho cả xóm thôn biết nghề dệt chiếu. Mười hai thôn xã lân cận cũng học được nghề. Từ đấy, công nghệ dệt chiếu của vùng Hới thật phát đạt. Khi ông mất, tưởng nhớ tới người truyền nghề, dân làng Hới lập đền thờ và suy tôn ông là vị tổ nghề dệt chiếu. Ngôi đền không to, nhưng trang nghiêm. Ở giữa ngôi đền, có treo hai tấm hoành phi sơn son thếp vàng, nay còn rõ nét chữ: “Vạn đại chiêm ngưỡng” và “Kinh thiên vĩ đại”. Đôi câu đối treo ở hai cột bên với lòng đầy biết ơn của bàn dân trong, ngoài tổng.

Một đặc điểm của làng chiếu, là nhà nào cũng rộng dài. Dù tranh hay ngói, ít ra cũng bốn gian. Thường thường là nhà năm gian, bảy gian. Một lý do đơn giản, khung dệt chiếu kềnh càng chiếm gần hai gian nhà. Tự bao đời, cái khung dệt chiếu như không thay đổi mấy. Nó vẫn nằm bình dị giữa nhà. Bốn chân gỗ, chôn sâu xuống đát. Nhiều khung dệt cổ, bốn chân khung là bốn hòn đá tảng. Hai thân gỗ dọc khung, người ngồi và tay vịn nhiều, nay đen bóng. Câu ca tự ngàn đời, vừa là ca ngợi vừa là mong ước của người dân:

Ăn cơm Hom

Nằm giường Hòm

Đắp chiếu Hới

Cơm Hom, giường Hòm, chiếu Hới…. đều là đặc sản của Thái Bình. Nói tới chiếu Hới nghĩa là nói chiếu cải, chiếu dúng. Chiếu cải, chiếu dúng là sản phẩm. Nghệ thuật tinh tế, độc đáo. Tưởng như chiếu cải, chiếu dúng dệt ra để thưởng thức nghệ thuật, chứ không phải để dùng. Trên lá chiếu người ta có thể cải bất cứ một thứ hoa văn nào theo yêu cầu của người sử dụng. có thể láy màu tím làm nền, bốn góc cải bốn con rồng màu đỏ, giữa chiếu cải mặt trăng ánh vàng, mét chiếu cải hoa màu lục nhã. Có thể lấy màu xanh da trời làm nền, trên nền đó cai con công đang múa, hoặc đàn chim đang bay lượn. Hoặc có thể để nền chiếu nguyên màu trắng của cói, giữa chiếu cải chữ thọ màu đỏ, bốn góc cải bốn con dơi, ngoài diềm cải chạy triện tàu, toán tử, chúc thọ, liên chi,... Mẫu cải tiến thật nhiều, thật phong phú, nếu là người cải giỏi, cứ vừa nghĩ mẫu, vừa cải theo. Muốn cải chiếu, có hai cách cải, cải trên khung dệt (bàn dệt chiếu) hoặc róc thành óc. Cải trên khung dệt là nhờ cách móc sợi dọc, cách móc mắc cói và tay người nẩy.

Cách cải này, được nhiều mẫu cải mới, tự nhiên. Song muốn cải nhiều là chiếu theo cùng một mẫu, người dệt chiếu lại sáng tạo ra bộ róc - óc. Bộ róc - óc sẽ tự tính toán đường văng, sợi cói thay cho người dệt. Cái khó nữa của nghề làm chiếu, là việc nhuộm cói. Muốn có chiếu đúng đẹp, phải tính toán khoảng màu trên bản chiếu, rồi đem dúng cói vào thuốc mầu. Có thể trên một sợi cói, đọan thì để trơn, đoạn thì để đúng mầu, nhưng mầu không được nhòe nhoẹt. Ngoài phần mầu cải đẹp, phần khác cần thiết phải có cói đẹp Cói Tràng, An Dục, Trường Lũ (Quỳnh Phụ) là cói tốt. Nếu đợt nào nhận được cói to bắp dứa, chẻ ra hàng cói lệch là đợt ấy không có chiếu đẹp. Tốt nhất, quý nhất là cói tố lạng. Cói tố lạng là cói giặt bánh tẻ, chẻ ba, bỏ ruột, phơi nắng nhỏ sợi cói qoăn lại. Nhỏ như cái tăm là cói tố lạng, mà lại cói mùa thì quý lắm.

Một kỷ niệm không quên của làng chiếu, là năm làng chung lòng dệt đôi chiếu kính dâng Bác Hồ. Đôi chiếu rộng mét hai, dài hai mét được dệt bằng những sợi cói săn nhỏ, trắng ngà, mãi là tấm lòng thơm thảo kính yêu của người dân làng chiếu với vị Cha già dân tộc. Đôi chiếu này, nay đã được lưu lại trong bảo tàng Hồ Chí Minh. Được biết, thuở sinh thời, Bác rất quý đôi chiếu đẹp trang nhã ấy. Bác từng nói “...Đất nước ta nhiều nghề cổ truyền tinh xảo thật quý, chúng ta phải gìn giữ !..” Nghe lời Bác, người làng chiếu ra sức học nghề, giữ gìn quê hương. Con số như niềm vui: Mỗi năm, Chiếu dùng trong nước,chiếu gửi đi xuất khẩu,nước ngoài. Hỏi rằng những đôi vợ chồng mới cưới, được cha mẹ mua cho đôi chiếu cải làng Hới, hẳn hạnh phúc sẽ gấp bội niềm vui, và bao cụ nửa nằm nửa đắp chiếu mùa thu, lòng gia thanh thản bao nhiêu. Đắp chiếu có ấm thú vị riêng khác hẳn đắp chăn. Cũng bao nhiêu em thơ nằm võng đu đưa có được lót lưng bằng chiếc manh hẳn sẽ nhận được mùi sữa thơm nồng của mẹ, cùng hương thơm của chiếu cói quê mình?... Chiếc chiếu gắn bó và gần gũi với người dân nước mình. Ngoài ý nghĩa sử dụng, chiếc chiếu còn là đồ trang trí đẹp. Chiếu cải hoa, Cải chữ thọ, khâu viền vải, đều bốn mép, dân mình còn quen trải bàn thờ một thời ... Chiếu cói, ngoài giá trị sử dụng trong nước, nó còn là mặt hàng xuất khẩu giá trị. Ở nhiều nước phương Tây, Tâm chiếu cói cải hoa được coi như tác phẩm nghệ thuật dùng để treo trang trí trên tường nhà ở. Ở vùng nhiệt đới, nước ta sử dụng chiếu cói thật vệ sinh. Nhớ những năm miền Nam trong ách Mỹ Ngụy, chiếu nylon tràn ngập thị trường. Nó có cái tiện là giặt giũ chóng khô, nhưng mùa hạ nằm chiếu nylon thì nóng, mùa đông, thì lạnh. Thế mới biết, chiếu cói của mình sẽ còn muôn thuở. Chiếu nylon khi thải loại vào môi trường sẽ trở thành loại rác thải nguy hại, khó phân hủy. Số rác thải từ chiếu nylon có số lượng khá lớn, chiếm tỉ trọng lớn trong số rác thải nhựa và nylon ở nước ta.

Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào toàn quốc về hạn chế dùng hàng nhựa và Nói không rác thải nhựa. Việc loại bỏ chiếu nylon sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn:

          - Khôi phục làng nghề thủ công dệt chiếu cói vô cùng quan trọng, tức là khôi phục vùng đất trồng cói lâu nay bị bỏ hoang.

          - Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ ở nông thôn, nhất là lao động nhàn rỗi, vừa tăng thu nhập cho nông dân lại vừa thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp ở nông thôn, thực hiện kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ: “Mỗi làng, mỗi xã có một đặc sản” góp phần giúp nông dân “ly nông bất ly hương”, tránh được sự quá tải tập trung dân cư vào đô thị.

          - Nguyên liệu cói không gây ô nhiễm môi trường, ngược lại vùng trồng cói rất có lợi cho BVMT. Chiếu cói sau khi dùng xong có thể đốt làm phân bón.

          - Từ cói ta có thể sản xuất chiếu rất lợi. Nhưng ngoài sản xuất chiếu ta có thể lợi dụng các loại độ dài chiếu khác nhau của sợi cói để sản xuất được nhiều thứ khác như: làn đi chợ, mũ cói, đĩa cói.v.v...

          - Đẩy mạnh sản xuất chiếu cói, không những là ngăn chặn ô nhiễm, khó phân hủy các chiếu nylon mà thiết thực góp phần phát triển hàng tiêu dùng của Việt Nam.

                             “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

                             VảiNam Định, lụa hàng Hà Đông”.

Bạn đang đọc bài viết Cần loại bỏ chiếu nylon, khôi phục nghề dệt chiếu thủ công. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.