Thứ bảy, 20/04/2024 15:37 (GMT+7)

Hà Tĩnh người dân tập trung xử lý môi trường sau lũ

Văn Huân -  Thứ sáu, 23/10/2020 22:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngay sau nước lũ rút, người dân ở địa phương Hà Tĩnh vệ sinh nhà cửa, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, sớm ổn định cuộc sống.

Vấn đề xử lý vệ sinh môi trường sau lũ, người dân cần biết quy trình xử lý.

Người dân các địa phương dọn vệ sinh môi trường

Tại các xã hạ du Vũ Quang bị ngập lụt nhiều ngày qua như: Đức Giang, Đức Liên, Đức Bồng... nước đã bắt đầu rút dần, công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ đang được các địa phương triển khai khẩn trương. Như dọn bùn thải ở đường làng ngõ xóm.

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa - phụ trách phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vũ Quang cho biết: "Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền vận động người dân nước rút đến đâu thì làm vệ sinh môi trường đến đó, khơi thông cống rãnh, nạo viết các tuyến đường bị sạt lở, không để nước tù đọng lâu ngày, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đồng thời, chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Quang tiến hành phun tiêu độc khử trùng tại các trường học, khu dân cư... để phòng chống dịch bệnh".

Được biết, trong ngày ra quân, toàn huyện đã thu gom được trên 200 tấn rác thải các loại, tập trung chủ yếu ở vùng hạ du bị ngập sâu.

Ông Sơn cũng nói thêm tại thị xã Kỳ Anh có 3 thôn bị ngập lũ năng, trong thời này nước vẫn chưa rút nên chưa tiến hành xử lý môi trường được còn phải tiếp tục ứng cứu các nhu yếu phẩm thuốc y tế, lương thực, quần áo...sau khi nước rút sẽ đều động khảng 500 cán bộ chiến sĩ và các Hội đoàn dọn dẹp vệ sinh môi trường nhằm ổn định cuộc sống”.

Ngoài ra, thị xã cũng chỉ  đạo  Trung tâm ý tế TX đã cung cấp 87 kg hóa chất, trạm tế xã phường xử lý 1.630 giếng sinh hoạt của các hộ dân bị ngập bằng Chlooheramin B (loại dùng cho nước sinh hoạt).

Xử lý vệ sinh môi trường sau lũ lụt như thế nào?.

Theo chuyên gia y tế, nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát triển, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn trong và sau mưa lũ, đảm bảo sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh có thể xảy ra, người dân cần lựa chọn những điểm chưa bị ô nhiễm, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt và xử lý theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Thứ đến xử lý nước ăn uống: Trong trường hợp giếng nước bị ngập mà không có nước mưa để sử dụng thì phải lấy nước ngập để xử lý. Trước hết, người dân cần làm trong nước bằng cách:

- Dùng phèn chua với liều lượng 1 g phèn chua (một miếng khoảng bằng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hòa tan lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào chum, vại hay thùng nước và khuấy đều.

- Chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có phèn chua, có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.

Sau khi làm trong nước cần tiến hành khử khuẩn nước:

- Khử khuẩn bằng viên Cloramin T hoặc B: Cloramin B hoặc T được sản xuất dưới dạng viên hàm lượng 0,25 g. Loại này rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nhỏ như chum, vại, bể chứa nhỏ. Một viên cloramin B hoặc T dùng để khử khuẩn 25 lít nước.

- Khử khuẩn bằng Cloramin bột: Tính lượng Cloramin cần thiết để khử khuẩn dựa trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10 mg/lít. Ví dụ: Một thùng nước 30 lít thì lượng Cloramin B cần để khử khuẩn là 300 mg. Có thể dùng thìa canh để đong bột Cloramin, mỗi thìa canh đầy tương đương với 10 g. Như vậy, để khử khuẩn 300 lít nước cần khoảng 1/3 thìa bột Cloramin B. Trong trường hợp khẩn cấp mà không có phèn chua để làm trong nước thì có thể dùng biện pháp tạm thời là tăng lượng Cloramin lên.

Múc một gáo nước, hòa tan lượng Cloramin rồi đổ vào bể chứa, trộn đều. Múc nước tưới lên thành bể chứa để khử khuẩn. Để 30 phút sau có thể dùng nước. Nếu nước có mùi nồng của clo thì chờ thêm 30 phút hoặc 1 giờ, (Theo khuyến cáo từ Bộ Y Tế).

Sau lũ, người dân cần chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm cần biết.

Nhưng hình ảnh xử lý vệ sinh môi trường và khắc phục hậu quả sau mưa lũ tại Hà Tĩnh:

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh người dân tập trung xử lý môi trường sau lũ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ